Cửu Vị Thần Công là những hiện vật lịch sử bề thể và tinh xảo bậc nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ ở Huế ngày nay. Xung quanh 9 khẩu súng thần công khổng lồ này có nhiều chuyện kỳ bí được lưu truyền ở đất Cố đô.Theo đó, sau khi được đúc, Cửu Vị Thần Công đã ra mắt quan quân triều đình Huế với những nghi thức hoàng gia cao nhất. Được coi như một vị thần, dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào để thể hiện sự tôn kính.Dân chúng ở Huế thời xưa tin rằng những cỗ súng này sở hữu quyền năng hòa giải cho các gia đình ly hôn, phù hộ cho các nhà an khang, thịnh vượng, nên nhiều người đến đây để cầu nguyện.Có một câu chuyện đặc sắc về Cửu Vị Thần Công được sử nhà Nguyễn ghi lại như sau: Vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân đã cột ngựa rất mạnh để kéo, nhưng súng không hề nhúc nhích.Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: “Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước”.Kỳ lạ thay, sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng rất nhẹ nhàng. Người ta đồn rằng những lời lẽ của vua đã chạm được đến Thần súng, khiến Ngài chấp thuận yêu cầu phục vụ cho đất nước.Có ý kiến cho rằng đây chỉ là một giai thoại mà các sử gia thời Tự Đức dựng lên để tô vẽ cho ông vua cùa mình, vì trên thực tế Cửu Vị Thần Công chưa một lần tham chiến mà chỉ ở Kinh thành Huế từ khi được đúc cho đến bây giờ.Có lẽ giai thoại trên bắt nguồn từ một thực tế là dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng thần công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn chút ít, đặt ở bên phải Ngọ Môn, đối xứng với Cửu Vị Thần Công ở bên trái từ thời Gia Long.9 khẩu thần công của vua Tự Đức đã được điều vào tham chiến ở Gia Định (Sài Gòn), Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Sau những thăng trầm của lịch sử, không còn ai biết số phận của 9 khẩu súng lớn này ra sao...
Mời quý độc giả xem video: Đẹp ngỡ ngàng kiến trúc nhà vườn Huế. Nguồn: VTC10.
Cửu Vị Thần Công là những hiện vật lịch sử bề thể và tinh xảo bậc nhất của nhà Nguyễn còn được lưu giữ ở Huế ngày nay. Xung quanh 9 khẩu súng thần công khổng lồ này có nhiều chuyện kỳ bí được lưu truyền ở đất Cố đô.
Theo đó, sau khi được đúc, Cửu Vị Thần Công đã ra mắt quan quân triều đình Huế với những nghi thức hoàng gia cao nhất. Được coi như một vị thần, dân kinh đô Huế ai đi qua trước súng phải ngả nón cúi chào để thể hiện sự tôn kính.
Dân chúng ở Huế thời xưa tin rằng những cỗ súng này sở hữu quyền năng hòa giải cho các gia đình ly hôn, phù hộ cho các nhà an khang, thịnh vượng, nên nhiều người đến đây để cầu nguyện.
Có một câu chuyện đặc sắc về Cửu Vị Thần Công được sử nhà Nguyễn ghi lại như sau: Vua Tự Đức một hôm định đưa Cửu Vị Thần Công ra chiến trường. Quan quân đã cột ngựa rất mạnh để kéo, nhưng súng không hề nhúc nhích.
Vua nổi giận viết bức thư với lời lẽ kiên quyết, cho quan triều đem đọc trước súng Thần Công: “Nếu Ngài không chịu tham chiến thì đích thân Trẫm sẽ đến phạt trượng và Ngài sẽ mất hết chức tước”.
Kỳ lạ thay, sau khi tuyên đọc thư Hoàng Thượng, tự nhiên ngựa kéo súng rất nhẹ nhàng. Người ta đồn rằng những lời lẽ của vua đã chạm được đến Thần súng, khiến Ngài chấp thuận yêu cầu phục vụ cho đất nước.
Có ý kiến cho rằng đây chỉ là một giai thoại mà các sử gia thời Tự Đức dựng lên để tô vẽ cho ông vua cùa mình, vì trên thực tế Cửu Vị Thần Công chưa một lần tham chiến mà chỉ ở Kinh thành Huế từ khi được đúc cho đến bây giờ.
Có lẽ giai thoại trên bắt nguồn từ một thực tế là dưới triều Tự Đức cũng có đúc 9 khẩu súng thần công khác giống với Cửu Vị Thần Công nhưng nhỏ hơn chút ít, đặt ở bên phải Ngọ Môn, đối xứng với Cửu Vị Thần Công ở bên trái từ thời Gia Long.
9 khẩu thần công của vua Tự Đức đã được điều vào tham chiến ở Gia Định (Sài Gòn), Sơn Trà (Đà Nẵng), Thuận An (Huế). Sau những thăng trầm của lịch sử, không còn ai biết số phận của 9 khẩu súng lớn này ra sao...
Mời quý độc giả xem video: Đẹp ngỡ ngàng kiến trúc nhà vườn Huế. Nguồn: VTC10.