Nằm ở số nhà 120B phố Hàng Bông, đền Vọng Tiên là ngôi đền cổ gắn với một huyền thoại được lưu truyền sử sách về việc vua Lê Thánh Tông (1460-1497) gặp tiên nữ.Chuyện kể rằng, trong một lần đi vãn cảnh chùa Ngọc Hồ (nay nằm ở phố Nguyễn Khuyến), vị minh quân của triều Lê sơ đã bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Vua bắt chuyện và ngạc nhiên với tài thi phú của nàng.Sau cuộc gặp "sét đánh", vua mời nàng lên xe loan đưa về cung. Nhưng mới đi tới cửa Đại Hưng thì người thiếu nữ bí ẩn này biến mất. Cho rằng nàng là tiên giáng trần, vua bèn sai lập đền ngay ở chỗ đó, gọi là lầu Vọng Tiên.Đến thời vua Gia Long, thành Hà Nội được xây lại theo kiểu Vô-băng (Vauban), cửa Đại Hưng và lầu Vọng Tiên bị dỡ bỏ. Lầu này được dời đến thôn Bát Hạ, chính là vị trí hiện tại trên phố Hàng Bông.Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, giai thoại về cuộc hội ngộ giữa vua Lê Thánh Tông và tiên nữ thể hiện một khía cạnh khá đặc biệt của đạo Phật ở nước ta thời Hậu Lê.Đó là tư tưởng giải thoát mọi sự phiền muộn của Phật giáo Thiền phái kết hợp với cảm hứng siêu thoát của đạo Tiên, một biến thể của đạo Lão, thường gắn với hình ảnh của các vị tiên.Luồng tư tưởng này hướng con người đạt tới một cảnh giới thanh cao, sống hoà vui với thiên nhiên, gạt bỏ mọi ham muốn danh lợi tầm thường của trần thế.Trong quá khứ, do thờ cả các vị tiên, thánh trong đạo Lão/Tiên mà đền Vọng Tiên còn được gọi là quán Vọng Tiên. Ngày nay ngôi đền này thờ hệ thống thần linh trong đạo Mẫu.Do tác động của quá trình đô thị hóa, cổng đền Vọng Tiên đã bị người dân bịt kín và biến thành những cửa hàng vào trong khuôn viên đền khoảng 4-5 mét.Mỗi khi đến đền để thắp hương, cúng bái, người dân phải đi qua cổng phụ nhỏ, nằm trong hẻm khá hẹp và sâu.Sân đền khá tù túng do bị một số hộ dân tận dụng làm nơi để xe, nhà bếp, kho chứa các vật dụng sinh hoạt...Một số hình ảnh khác về đền Vọng Tiên.Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Nằm ở số nhà 120B phố Hàng Bông, đền Vọng Tiên là ngôi đền cổ gắn với một huyền thoại được lưu truyền sử sách về việc vua Lê Thánh Tông (1460-1497) gặp tiên nữ.
Chuyện kể rằng, trong một lần đi vãn cảnh chùa Ngọc Hồ (nay nằm ở phố Nguyễn Khuyến), vị minh quân của triều Lê sơ đã bắt gặp một thiếu nữ xinh đẹp. Vua bắt chuyện và ngạc nhiên với tài thi phú của nàng.
Sau cuộc gặp "sét đánh", vua mời nàng lên xe loan đưa về cung. Nhưng mới đi tới cửa Đại Hưng thì người thiếu nữ bí ẩn này biến mất. Cho rằng nàng là tiên giáng trần, vua bèn sai lập đền ngay ở chỗ đó, gọi là lầu Vọng Tiên.
Đến thời vua Gia Long, thành Hà Nội được xây lại theo kiểu Vô-băng (Vauban), cửa Đại Hưng và lầu Vọng Tiên bị dỡ bỏ. Lầu này được dời đến thôn Bát Hạ, chính là vị trí hiện tại trên phố Hàng Bông.
Các nhà nghiên cứu hiện đại cho rằng, giai thoại về cuộc hội ngộ giữa vua Lê Thánh Tông và tiên nữ thể hiện một khía cạnh khá đặc biệt của đạo Phật ở nước ta thời Hậu Lê.
Đó là tư tưởng giải thoát mọi sự phiền muộn của Phật giáo Thiền phái kết hợp với cảm hứng siêu thoát của đạo Tiên, một biến thể của đạo Lão, thường gắn với hình ảnh của các vị tiên.
Luồng tư tưởng này hướng con người đạt tới một cảnh giới thanh cao, sống hoà vui với thiên nhiên, gạt bỏ mọi ham muốn danh lợi tầm thường của trần thế.
Trong quá khứ, do thờ cả các vị tiên, thánh trong đạo Lão/Tiên mà đền Vọng Tiên còn được gọi là quán Vọng Tiên. Ngày nay ngôi đền này thờ hệ thống thần linh trong đạo Mẫu.
Do tác động của quá trình đô thị hóa, cổng đền Vọng Tiên đã bị người dân bịt kín và biến thành những cửa hàng vào trong khuôn viên đền khoảng 4-5 mét.
Mỗi khi đến đền để thắp hương, cúng bái, người dân phải đi qua cổng phụ nhỏ, nằm trong hẻm khá hẹp và sâu.
Sân đền khá tù túng do bị một số hộ dân tận dụng làm nơi để xe, nhà bếp, kho chứa các vật dụng sinh hoạt...
Một số hình ảnh khác về đền Vọng Tiên.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.