Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ 11, vùng đất Tiên Sơn có một gia đình tiều phu tuy nghèo tốt bụng, nhưng đã ngoài 40 tuổi mà họ vẫn chưa có con. Một hôm người chồng vác búa cắp rìu lên núi kiếm củi. Khi chặt một gốc thông già, mỗi nhát bổ ông lại niệm "Quan thế âm Phật".Sau đó, ông bỗng thấy có 32 đồng tiền rơi ra từ gốc cây. Lấy làm lạ, ông hỏi vị cao tăng gần nhà thì vị này bảo rằng: "Đức Phật quan âm có 32 điều ứng". Người tiều phu quay lại gốc thông khấn cầu rằng: "Nhược bằng đức Phật quan âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ".Quả nhiên sau đó người tiều phu có con trai thực, rồi ông dành dụm được ít tiền bèn dựng một ngôi chùa ngay gốc cây thông già linh thiêng, lợp gianh và tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ.Sau dần dần nhiều người qua lại lễ bái, cầu việc gì cũng đều biến ứng, bèn trở nên nơi danh lam thắng cảnh, vì thế gọi tên là chùa ông Bổ (chữ bổ bắt nguồn từ hành động bổ củi của ông tiều phu). Vì là chùa thờ Phật Đà (gốc từ chữ Buddha – Đức Phật trong tiếng Phạn) nên lại gọi là chùa Bổ Đà.Ngoài câu chuyện trên, cũng có cách giải thích khác rằng, Bổ Đà là cách gọi chệch từ Phổ Đà - có nguồn gốc từ chữ Phật Đà. Đây là nơi đức Quán Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời nên còn được gọi là chùa Quán Âm. Sau này, chùa bao gồm cả chùa Tứ Ân, nên nó còn có tên Tứ Ân Tự…Trong nhiều thế kỷ, chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, đồng thời là một trong những ngôi chùa còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ cho đến nay.Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng.Hệ thống bố cục kiến trúc của chùa hài hòa, được xây dựng bằng các vật liệu gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo.Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật. Đặc biệt là Mộc bản kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.Gần đây người ta phát hiện thấy một di vật rất thú vị của nhà văn Nguyên Hồng tại chùa, đó là một bản chép tay những quy chế của nhà chùa hồi ông trốn đời đi tu.Với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc và văn hóa, vào năm 2016 chùa Bổ Đà đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.
Tương truyền, vào khoảng thế kỷ thứ 11, vùng đất Tiên Sơn có một gia đình tiều phu tuy nghèo tốt bụng, nhưng đã ngoài 40 tuổi mà họ vẫn chưa có con. Một hôm người chồng vác búa cắp rìu lên núi kiếm củi. Khi chặt một gốc thông già, mỗi nhát bổ ông lại niệm "Quan thế âm Phật".
Sau đó, ông bỗng thấy có 32 đồng tiền rơi ra từ gốc cây. Lấy làm lạ, ông hỏi vị cao tăng gần nhà thì vị này bảo rằng: "Đức Phật quan âm có 32 điều ứng". Người tiều phu quay lại gốc thông khấn cầu rằng: "Nhược bằng đức Phật quan âm phù hộ cho tôi sinh con trai, tôi xin dựng chùa thờ".
Quả nhiên sau đó người tiều phu có con trai thực, rồi ông dành dụm được ít tiền bèn dựng một ngôi chùa ngay gốc cây thông già linh thiêng, lợp gianh và tô một pho tượng Quan âm Tống Tử để hương khói phụng thờ.
Sau dần dần nhiều người qua lại lễ bái, cầu việc gì cũng đều biến ứng, bèn trở nên nơi danh lam thắng cảnh, vì thế gọi tên là chùa ông Bổ (chữ bổ bắt nguồn từ hành động bổ củi của ông tiều phu). Vì là chùa thờ Phật Đà (gốc từ chữ Buddha – Đức Phật trong tiếng Phạn) nên lại gọi là chùa Bổ Đà.
Ngoài câu chuyện trên, cũng có cách giải thích khác rằng, Bổ Đà là cách gọi chệch từ Phổ Đà - có nguồn gốc từ chữ Phật Đà. Đây là nơi đức Quán Âm Bồ Tát ứng hiện cứu đời nên còn được gọi là chùa Quán Âm. Sau này, chùa bao gồm cả chùa Tứ Ân, nên nó còn có tên Tứ Ân Tự…
Trong nhiều thế kỷ, chùa Bổ Đà là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của dòng thiền phái Trúc Lâm, đồng thời là một trong những ngôi chùa còn giữ nguyên bản nét kiến trúc truyền thống Việt cổ cho đến nay.
Chùa có kiến trúc độc đáo và khác biệt so với các ngôi chùa truyền thống ở miền Bắc Việt Nam, đó là lối kiến trúc "nội thông ngoại bế" tạo vẻ u tịch, thanh vắng, linh thiêng.
Hệ thống bố cục kiến trúc của chùa hài hòa, được xây dựng bằng các vật liệu gạch nung, ngói, tiểu sành, tường bao được làm bằng đất rất độc đáo.
Hiện chùa Bổ Đà còn nhiều tài liệu, hiện vật, cổ vật quý có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử, kiến trúc và mỹ thuật. Đặc biệt là Mộc bản kinh Phật cổ nhất Việt Nam được khắc trên gỗ thị.
Gần đây người ta phát hiện thấy một di vật rất thú vị của nhà văn Nguyên Hồng tại chùa, đó là một bản chép tay những quy chế của nhà chùa hồi ông trốn đời đi tu.
Với những giá trị to lớn về lịch sử, kiến trúc và văn hóa, vào năm 2016 chùa Bổ Đà đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.