Thương vụ bán Alaska của Nga cho Mỹ diễn ra trong bối cảnh sau khi Nội chiến Mỹ kết thúc. Khi ấy, Mỹ phải thanh toán khoản chi phí cho hai hạm đội của Nga số tiền là 7,2 triệu USD.Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ không cho phép Tổng thống thanh toán chiến phí cho chính phủ nước ngoài.Vì vậy, để có thể trả Nga số tiền trên mà không phạm luật, Mỹ đưa ra đề nghị chính quyền Moscow bán Alaska cho nước này với cái giá đúng bằng khoản chiến phí 7,2 triệu USD.Vào thời điểm ấy, Alaska là vùng đất xa xôi, biệt lập và quanh năm lạnh giá. Người Nga vấn chưa phát hiện Alaska là vùng đất giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí và đánh bắt thủy sản. Chính vì vậy, cuối cùng Nga quyết định bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD.Mỹ và Nga ký thỏa thuận mua bán này vào ngày 30/3/1867. Sau khi thương vụ hoàn tất, dư luận Mỹ bị chia rẽ bởi có nhiều ý kiến phản đối.Những người này cho rằng, việc Mỹ bỏ ra hơn 7 triệu USD để mua Alaska xa xôi, hẻo lánh là quá đắt.Thế nhưng, mấy thập kỷ sau, quyết định mua Alaska của Mỹ đã chứng minh là đúng đắn. Nguyên do là vì Alaska có đường bờ biển dài khoảng 10.000 km. Nhờ vậy, Mỹ thu được khoản tiền khổng lồ mỗi năm nhờ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản.Đặc biệt, Mỹ tìm thấy những giếng dầu ẩn sâu dưới lớp băng ở Alaska. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này hứa hẹn mang về cho Mỹ nguồn thu khổng lồ.Sau hơn 100 năm bán Alaska cho Mỹ, một bộ phận người Nga cho rằng thương vụ trên là một sai lầm của giới chức Moscow năm xưa.Thậm chí, có người tiếc nuối khi bán Alaska với cái giá quá rẻ nên ôm hy vọng sẽ có một ngày vùng đất này trở về với người Nga.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14).
Thương vụ bán Alaska của Nga cho Mỹ diễn ra trong bối cảnh sau khi Nội chiến Mỹ kết thúc. Khi ấy, Mỹ phải thanh toán khoản chi phí cho hai hạm đội của Nga số tiền là 7,2 triệu USD.
Tuy nhiên, luật pháp của Mỹ không cho phép Tổng thống thanh toán chiến phí cho chính phủ nước ngoài.
Vì vậy, để có thể trả Nga số tiền trên mà không phạm luật, Mỹ đưa ra đề nghị chính quyền Moscow bán Alaska cho nước này với cái giá đúng bằng khoản chiến phí 7,2 triệu USD.
Vào thời điểm ấy, Alaska là vùng đất xa xôi, biệt lập và quanh năm lạnh giá. Người Nga vấn chưa phát hiện Alaska là vùng đất giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu khí và đánh bắt thủy sản. Chính vì vậy, cuối cùng Nga quyết định bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD.
Mỹ và Nga ký thỏa thuận mua bán này vào ngày 30/3/1867. Sau khi thương vụ hoàn tất, dư luận Mỹ bị chia rẽ bởi có nhiều ý kiến phản đối.
Những người này cho rằng, việc Mỹ bỏ ra hơn 7 triệu USD để mua Alaska xa xôi, hẻo lánh là quá đắt.
Thế nhưng, mấy thập kỷ sau, quyết định mua Alaska của Mỹ đã chứng minh là đúng đắn. Nguyên do là vì Alaska có đường bờ biển dài khoảng 10.000 km. Nhờ vậy, Mỹ thu được khoản tiền khổng lồ mỗi năm nhờ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản.
Đặc biệt, Mỹ tìm thấy những giếng dầu ẩn sâu dưới lớp băng ở Alaska. Nguồn tài nguyên thiên nhiên này hứa hẹn mang về cho Mỹ nguồn thu khổng lồ.
Sau hơn 100 năm bán Alaska cho Mỹ, một bộ phận người Nga cho rằng thương vụ trên là một sai lầm của giới chức Moscow năm xưa.
Thậm chí, có người tiếc nuối khi bán Alaska với cái giá quá rẻ nên ôm hy vọng sẽ có một ngày vùng đất này trở về với người Nga.
Mời quý độc giả xem video: Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân INF với Nga (nguồn: VTC14).