Trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Cao đỉnh nặng 2.603kg, được đặt ở vị trí trung tâm, ứng với khám thờ vua Gia Long trong Thế Miếu ở hoàng thành Huế. So với 8 đỉnh còn lại, Cao đỉnh được đặt nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.Chính giữa của Cao đỉnh là chữ "Cao đỉnh", chính là thụy hiệu của vua Gia Long.Hàng trên, phía trái của chữ Cao đỉnh là hình tượng "Long", nghĩa là con rồng, biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.Kế đến là hình tượng "Ba la mật", nghĩa là cây mít, loài cây ăn quả quen thuộc ở các làng quê Việt Nam.Hình tượng "Canh" là cây lúa tẻ, nông sản gắn liền với nền sản xuất của người Việt từ xa xưa.Hình tượng "Thông" nghĩa là cây hành, loại rau gia vị quen thuộc của người Việt."Tử vi hoa" là hoa tường vi, một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp."Trĩ" là chim trĩ, loài chim có họ với gà, sở hữu bộ lông màu sắc rất đẹp.Hàng giữa: Bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Đông Hải", nghĩa là Biển Đông, vùng biển gắn với chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam."Vĩnh Tế hà" là kênh Vĩnh Tế, con kênh đào vĩ đại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được vua Gia Long cho khởi công vào năm 1819."Nhật" nghĩa là mặt trời."Ngưu Chữ giang" là kênh Bến Nghé, một huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn - Gia Định."Thiên Tôn Sơn" là núi Thiên Tôn ở thôn Gia Miêu, Thanh Hóa, nơi phát tích của vương triều Nguyễn.Hàng dưới: Bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Thiết mộc", tức cây gỗ lim, loại cây cho gỗ rất cứng và bền, thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện."Hổ": Con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa."Đa tác thuyền" là tên nhà Nguyễn gọi thuyền buồm, loại thuyền đi biển đường dài có xuất xứ phương Tây."Đại bác" là sùng đại bác, hỏa khí chủ lực trong quân đội nhà Nguyễn."Trầm hương": Cây trầm hương, một loài cây cho gỗ có mùi thơm rất quý hiếm."Miết" là con ba ba, một thủy sản có giá trị được khai thác tại nhiều sông hồ của Việt Nam.
Trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn, Cao đỉnh nặng 2.603kg, được đặt ở vị trí trung tâm, ứng với khám thờ vua Gia Long trong Thế Miếu ở hoàng thành Huế. So với 8 đỉnh còn lại, Cao đỉnh được đặt nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập triều đại.
Chính giữa của Cao đỉnh là chữ "Cao đỉnh", chính là thụy hiệu của vua Gia Long.
Hàng trên, phía trái của chữ Cao đỉnh là hình tượng "Long", nghĩa là con rồng, biểu tượng cho quyền lực của hoàng đế.
Kế đến là hình tượng "Ba la mật", nghĩa là cây mít, loài cây ăn quả quen thuộc ở các làng quê Việt Nam.
Hình tượng "Canh" là cây lúa tẻ, nông sản gắn liền với nền sản xuất của người Việt từ xa xưa.
Hình tượng "Thông" nghĩa là cây hành, loại rau gia vị quen thuộc của người Việt.
"Tử vi hoa" là hoa tường vi, một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp.
"Trĩ" là chim trĩ, loài chim có họ với gà, sở hữu bộ lông màu sắc rất đẹp.
Hàng giữa: Bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Đông Hải", nghĩa là Biển Đông, vùng biển gắn với chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.
"Vĩnh Tế hà" là kênh Vĩnh Tế, con kênh đào vĩ đại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long được vua Gia Long cho khởi công vào năm 1819.
"Nhật" nghĩa là mặt trời.
"Ngưu Chữ giang" là kênh Bến Nghé, một huyết mạch giao thông đường thủy ở Sài Gòn - Gia Định.
"Thiên Tôn Sơn" là núi Thiên Tôn ở thôn Gia Miêu, Thanh Hóa, nơi phát tích của vương triều Nguyễn.
Hàng dưới: Bên trái chữ "Cao đỉnh" là "Thiết mộc", tức cây gỗ lim, loại cây cho gỗ rất cứng và bền, thường được dùng làm cột đình, chùa, cung điện.
"Hổ": Con hổ, loài vật biểu tượng cho sức mạnh, phân bố trong hầu khắp các khu rừng rậm ở Việt Nam xưa.
"Đa tác thuyền" là tên nhà Nguyễn gọi thuyền buồm, loại thuyền đi biển đường dài có xuất xứ phương Tây.
"Đại bác" là sùng đại bác, hỏa khí chủ lực trong quân đội nhà Nguyễn.
"Trầm hương": Cây trầm hương, một loài cây cho gỗ có mùi thơm rất quý hiếm.
"Miết" là con ba ba, một thủy sản có giá trị được khai thác tại nhiều sông hồ của Việt Nam.