Trong cuộc chinh phục châu Âu của đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ 13, trận đánh thành Kiev năm 1240 là một trận đánh mà người Mông Cổ thể hiện sự tàn bạo khiến cả thế giới ghê sợ.Thời điểm đó, Kiev là thủ đô của công quốc Kievan Rus (bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraine, Belarus, và một phần nước Nga hiện tại), là một thành phố lớn với quân lực hùng mạnh ở châu Âu.Trước khi cuộc chiến diễn ra, Hãn Bạt Đô, cháu nội của vua Thành Cát Tư Hãn, đã phái sứ thần tới Kiev để yêu cầu thành phố đầu hàng. Voivode Dmytro, người lãnh đạo Kiev lúc đó đã ra lệnh giết các sứ thần.Điểu này khiến Bạt Đô nổi cơn thịnh nộ và ra lệnh san bằng Kiev. Vào ngày 28/11/1240, quân đội của đế quốc Mông Cổ bắt đầu bao vây thành phố. Chiến dịch công thành của họ bắt đầu bằng những đợt bắn đá.Dù chống đỡ kiên cường, quân Kiev không thể vô hiệu hóa hỏa lực kẻ thù. Ngày 5/12, những bức tường thành sụp đổ. Số phận Kiev đã được định đoạt.Hãn Bạt Đô và quân của mình tràn vào thành, giết tất cả những người mà họ gặp. Rất nhiều dân thường đã chạy tới nhà thờ Tithes để ẩn náu. Song nhà thờ sị sập khiến người chết đếm không xuể.Tới ngày 6/12, quân Mông Cổ hoàn thành việc tàn phá thành phố và rời khỏi đây. Trong số 50.000 dân tại thành Kiev, chỉ khoảng 2.000 người sống sót. Voivode Dmytro, người cầm quân chống Mông Cổ, là một người trong số họ.Mức độ tàn phá của quân Mông Cổ khủng khiếp đến nỗi Tổng giám mục Giovanni da Plano Carpini, người đến Kiev 6 năm sau đó, mô tả: “Kiev từng là một thành phố lớn và đông dân, nhưng giờ đây nó chẳng còn là gì cả”.
Trong cuộc chinh phục châu Âu của đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ 13, trận đánh thành Kiev năm 1240 là một trận đánh mà người Mông Cổ thể hiện sự tàn bạo khiến cả thế giới ghê sợ.
Thời điểm đó, Kiev là thủ đô của công quốc Kievan Rus (bao gồm hầu như toàn bộ lãnh thổ Ukraine, Belarus, và một phần nước Nga hiện tại), là một thành phố lớn với quân lực hùng mạnh ở châu Âu.
Trước khi cuộc chiến diễn ra, Hãn Bạt Đô, cháu nội của vua Thành Cát Tư Hãn, đã phái sứ thần tới Kiev để yêu cầu thành phố đầu hàng. Voivode Dmytro, người lãnh đạo Kiev lúc đó đã ra lệnh giết các sứ thần.
Điểu này khiến Bạt Đô nổi cơn thịnh nộ và ra lệnh san bằng Kiev. Vào ngày 28/11/1240, quân đội của đế quốc Mông Cổ bắt đầu bao vây thành phố. Chiến dịch công thành của họ bắt đầu bằng những đợt bắn đá.
Dù chống đỡ kiên cường, quân Kiev không thể vô hiệu hóa hỏa lực kẻ thù. Ngày 5/12, những bức tường thành sụp đổ. Số phận Kiev đã được định đoạt.
Hãn Bạt Đô và quân của mình tràn vào thành, giết tất cả những người mà họ gặp. Rất nhiều dân thường đã chạy tới nhà thờ Tithes để ẩn náu. Song nhà thờ sị sập khiến người chết đếm không xuể.
Tới ngày 6/12, quân Mông Cổ hoàn thành việc tàn phá thành phố và rời khỏi đây. Trong số 50.000 dân tại thành Kiev, chỉ khoảng 2.000 người sống sót. Voivode Dmytro, người cầm quân chống Mông Cổ, là một người trong số họ.
Mức độ tàn phá của quân Mông Cổ khủng khiếp đến nỗi Tổng giám mục Giovanni da Plano Carpini, người đến Kiev 6 năm sau đó, mô tả: “Kiev từng là một thành phố lớn và đông dân, nhưng giờ đây nó chẳng còn là gì cả”.