Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đang lưu giữ một số bức tượng người chim lạ mắt, gây tò mò cho nhiều du khách tham quan. Các bức tượng này được tìm thấy ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), có từ khi chùa khởi dựng (năm 1057), đến nay đã gần 1.000 tuổi.Theo các nhà nghiên cứu, tượng người chim ở chùa Phật Tích thể hiện hình ảnh của Kinnara (Khẩn Na La), một sinh vật huyền thoại có nguồn gốc Ấn Độ, xuất hiện trong Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.Theo truyền thuyết Phật giáo, Kinnara sống trong khu rừng Himaphan nằm trên sườn núi Himalaya. Kinnara là một trong Bát Bộ chúng, gồm 8 loài được Phật giáo hóa và trở thành những thần vật hộ trì phật pháp, gồm Deva, Naga, Yaksa, Gandharva, Asura, Garuda, Kinnara và Mahoraga.Trong mỹ thuật cổ Phật giáo, Kinnara được mô tả như một tiên nữ đầu người mình chim, là hình tượng được sử dụng để trang trí trong các đền, chùa, phổ biến ở phật giáo Nam Tông. Hình tượng Kinnara đã du nhập vào Đại Việt thông qua sự giao lưu văn hóa với người Chăm.Tại chùa Phật Tích, tượng Kinnara về tổng thể có nửa thân trên là người, phía dưới là mình chim, hai cánh xòe xuôi theo thân, Kích cỡ và chi tiết tạo hình các tượng không giống nhau.Một trong các tượng Kinnari của chùa Phật Tích được trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có chiều cao khoảng 40 cm, còn tương đối nguyên vẹn và được chạm khắc rất cầu kỳ.Tượng mang khuôn mặt bầu bĩnh, mắt xếch, lông mày dài, sống mũi cao, trông rất có thần thái.Đôi cánh Kinnara dang rộng, toàn thân ưỡn về phía trước trong tư thế đang bay và hai tay ôm trống tầm bông.Tay Kinnara có dạng tay người, một tay đã vỡ, tay kia còn nguyên vẹn.Đôi chân Kinnara có dạng chân chim, được tạo hình chắc khỏe, có móng vuốt sắc nhọn.Tóc Kinnara chia làm hai phần trang trí đẹp mắt. Phần trên là một khối tròn tựa như búi tóc có điểm hoa. Phần dưới thắt dải hoa vòng xung quanh, và dải hoa dạng này cũng được đeo quanh cổ.Sự xuất hiện của hoa bắt nguồn từ truyền thuyết thức ăn của các Kinnara là phấn hoa, trang phục làm bằng thứ lụa sa dệt từ hoa, dùng hương hoa để làm thơm thân thể mình.Bên cạnh tượng Kinnara lớn, ở chùa Phật Tích còn một dạng tượng Kinnara nhỏ, tạo hình lược giản.Các tượng này dùng để trang trí ở vị trí cao, như ở trên các bảo tháp, nên chỉ cần hài hòa với tổng thể kiến trúc và trang trí của công trình chứ không yêu cầu cao về chi tiết.Trong nền nghệ thuật cổ của người Việt, hình tượng Kinnara chí xuất hiện ở các thời thời Lý, thời Trần và thời Mạc, chưa tìm thấy hiện vật thuộc các triều đại khác.Ngoài chùa Phật Tích, tượng Kinnara còn có ở một số ngôi chùa cổ khác tại miền Bắc Việt Nam như chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Long Đọi (Hà Nam)...
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.
Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam đang lưu giữ một số bức tượng người chim lạ mắt, gây tò mò cho nhiều du khách tham quan. Các bức tượng này được tìm thấy ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), có từ khi chùa khởi dựng (năm 1057), đến nay đã gần 1.000 tuổi.
Theo các nhà nghiên cứu, tượng người chim ở chùa Phật Tích thể hiện hình ảnh của Kinnara (Khẩn Na La), một sinh vật huyền thoại có nguồn gốc Ấn Độ, xuất hiện trong Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.
Theo truyền thuyết Phật giáo, Kinnara sống trong khu rừng Himaphan nằm trên sườn núi Himalaya. Kinnara là một trong Bát Bộ chúng, gồm 8 loài được Phật giáo hóa và trở thành những thần vật hộ trì phật pháp, gồm Deva, Naga, Yaksa, Gandharva, Asura, Garuda, Kinnara và Mahoraga.
Trong mỹ thuật cổ Phật giáo, Kinnara được mô tả như một tiên nữ đầu người mình chim, là hình tượng được sử dụng để trang trí trong các đền, chùa, phổ biến ở phật giáo Nam Tông. Hình tượng Kinnara đã du nhập vào Đại Việt thông qua sự giao lưu văn hóa với người Chăm.
Tại chùa Phật Tích, tượng Kinnara về tổng thể có nửa thân trên là người, phía dưới là mình chim, hai cánh xòe xuôi theo thân, Kích cỡ và chi tiết tạo hình các tượng không giống nhau.
Một trong các tượng Kinnari của chùa Phật Tích được trưng bày thường xuyên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam có chiều cao khoảng 40 cm, còn tương đối nguyên vẹn và được chạm khắc rất cầu kỳ.
Tượng mang khuôn mặt bầu bĩnh, mắt xếch, lông mày dài, sống mũi cao, trông rất có thần thái.
Đôi cánh Kinnara dang rộng, toàn thân ưỡn về phía trước trong tư thế đang bay và hai tay ôm trống tầm bông.
Tay Kinnara có dạng tay người, một tay đã vỡ, tay kia còn nguyên vẹn.
Đôi chân Kinnara có dạng chân chim, được tạo hình chắc khỏe, có móng vuốt sắc nhọn.
Tóc Kinnara chia làm hai phần trang trí đẹp mắt. Phần trên là một khối tròn tựa như búi tóc có điểm hoa. Phần dưới thắt dải hoa vòng xung quanh, và dải hoa dạng này cũng được đeo quanh cổ.
Sự xuất hiện của hoa bắt nguồn từ truyền thuyết thức ăn của các Kinnara là phấn hoa, trang phục làm bằng thứ lụa sa dệt từ hoa, dùng hương hoa để làm thơm thân thể mình.
Bên cạnh tượng Kinnara lớn, ở chùa Phật Tích còn một dạng tượng Kinnara nhỏ, tạo hình lược giản.
Các tượng này dùng để trang trí ở vị trí cao, như ở trên các bảo tháp, nên chỉ cần hài hòa với tổng thể kiến trúc và trang trí của công trình chứ không yêu cầu cao về chi tiết.
Trong nền nghệ thuật cổ của người Việt, hình tượng Kinnara chí xuất hiện ở các thời thời Lý, thời Trần và thời Mạc, chưa tìm thấy hiện vật thuộc các triều đại khác.
Ngoài chùa Phật Tích, tượng Kinnara còn có ở một số ngôi chùa cổ khác tại miền Bắc Việt Nam như chùa Thái Lạc (Hưng Yên), chùa Long Đọi (Hà Nam)...
Mời quý độc giả xem video: Thách thức gìn giữ văn minh sông Hồng. Nguồn: VTC10.