Tượng Si Vẫn bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15, vật trang trí kiến trúc ở Cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa, hiện được trưng bày tại BT Lịch sử quốc gia Việt Nam. Si Vẫn còn được gọi là con Kìm hay Li Vẫn, từng là linh vật quen thuộc trong đời sống của người Việt xưa.Theo huyền thoại phương Đông, Si Vẫn là con thứ hai trong 9 đứa con của Rồng, sống ở biển. Đây là một linh vật có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây và miệng rất to. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời, gây mưa làm mù mịt cả trời đất.Tương truyền, Si Vẫn thích ngao du bốn phương để ngoạn cảnh và thường giúp dân dập các vụ hỏa hoạn, nên được tạc hình làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.Ở Việt Nam, hình tượng Si Vẫn xuất hiện cùng với sự du nhập của văn hóa Trung Hoa. Do sự biến thiên của lịch sử, diện mạo của Si Vẫn thay đổi theo từng thời kỳ, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó.Thời Lý - Trần, Si Vẫn có râu, bờm, lưỡi được tạo hình chi tiết và không có thân hay đuôi, miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu, thể hiện một phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế.Các giai đoạn sau đó, Si Vẫn được “long hóa” hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật gần với rồng hơn. Không chỉ thể hiện riêng phần đầu, Si Vẫn còn được tạo hình toàn thân với bốn chân có vuốt sắc nhọn, đuôi cong, đôi khi có những vầng mây tỏa ra.Tùy theo từng công trình, Si Vẫn lại được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như đầu rồng đuôi cá, đầu rồng đuôi si… Dù là phiên bản nào, Si Vẫn vẫn mang ý nghĩa của một linh vật chống cháy nổ.Ngày nay, có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn trên bộ mái của nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng như chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ…Đáng tiếc rằng hình tượng Si Vẫn thường bị nhầm lẫn với Rồng, và ý nghĩa sâu xa của linh vật độc đáo này không còn được nhiều người nhớ đến.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Tượng Si Vẫn bằng đất nung thời Lê, thế kỷ 15, vật trang trí kiến trúc ở Cố đô Lam Kinh, Thanh Hóa, hiện được trưng bày tại BT Lịch sử quốc gia Việt Nam. Si Vẫn còn được gọi là con Kìm hay Li Vẫn, từng là linh vật quen thuộc trong đời sống của người Việt xưa.
Theo huyền thoại phương Đông, Si Vẫn là con thứ hai trong 9 đứa con của Rồng, sống ở biển. Đây là một linh vật có đầu giống hoặc gần như đầu rồng, đuôi, vây và miệng rất to. Mỗi khi nó đập đuôi xuống nước thì nước bắn lên tận trời, gây mưa làm mù mịt cả trời đất.
Tương truyền, Si Vẫn thích ngao du bốn phương để ngoạn cảnh và thường giúp dân dập các vụ hỏa hoạn, nên được tạc hình làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài... ngụ ý cầu trấn hỏa, bảo vệ bình yên cho công trình.
Ở Việt Nam, hình tượng Si Vẫn xuất hiện cùng với sự du nhập của văn hóa Trung Hoa. Do sự biến thiên của lịch sử, diện mạo của Si Vẫn thay đổi theo từng thời kỳ, khác rất nhiều so với hình tượng đầu tiên của nó.
Thời Lý - Trần, Si Vẫn có râu, bờm, lưỡi được tạo hình chi tiết và không có thân hay đuôi, miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu, thể hiện một phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế.
Các giai đoạn sau đó, Si Vẫn được “long hóa” hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật gần với rồng hơn. Không chỉ thể hiện riêng phần đầu, Si Vẫn còn được tạo hình toàn thân với bốn chân có vuốt sắc nhọn, đuôi cong, đôi khi có những vầng mây tỏa ra.
Tùy theo từng công trình, Si Vẫn lại được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như đầu rồng đuôi cá, đầu rồng đuôi si… Dù là phiên bản nào, Si Vẫn vẫn mang ý nghĩa của một linh vật chống cháy nổ.
Ngày nay, có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn trên bộ mái của nhiều công trình kiến trúc cổ nổi tiếng như chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ…
Đáng tiếc rằng hình tượng Si Vẫn thường bị nhầm lẫn với Rồng, và ý nghĩa sâu xa của linh vật độc đáo này không còn được nhiều người nhớ đến.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.