Theo nhà sử học Rupert Arrowsmith tại Đại học Công lập London, những con voi trắng là nét đẹp trong văn hóa của người dân Myanmar. Nó trở thành biểu tượng của sức mạnh và quyền lực ở Myanmar bắt nguồn từ nền văn hóa Vedic tồn tại cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.Các vua chúa ở Myanmar thời xưa coi voi trắng là loài vật linh thiêng. Chính vì vậy, loài vật này được chăm sóc với những điều kiện tốt nhất.Lúc còn bé, những con voi trắng được cho bú sữa trực tiếp từ phụ nữ mới sinh con. Khi lớn lên, chúng sẽ được mặc những trang phục đặc biệt làm từ loại vải quý hiếm, thậm chí có thể được trang trí bằng đá quý, kim cương.Một số vương triều ở Myanmar thời xưa còn "sủng" loài voi trắng đến mức cho chúng sống trong các ngôi nhà bằng vàng hay ăn từ máng vàng.Trong những thập kỷ gần đây, voi trắng được nhiều người biết đến khi tượng trưng cho quyền lực, sự vĩ đại cũng như tham vọng về một sức mạnh tuyệt đối của giới chức lãnh đạo cấp cao ở Myanmar. Vì vậy, khi diễn ra những sự kiện, lễ hội lớn, những con voi trắng được đưa ra khỏi các ngôi đền và diễu hành trên đường phố. Người dân khi ấy sẽ thể hiện lòng tôn kính và đeo vòng hoa đẹp cho chúng.Thêm nữa, voi trắng được xem như một món quà vô giá mang đến may mắn do mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.Sáu con voi trắng được nuôi dưỡng trong một ngôi đền kề bên chùa Uppatasanti ở Naypyitaw và 3 con voi trắng còn lại được chăm sóc tại Công viên Mindhamma Hill, vùng ngoại ô của Yangon là địa điểm du lịch nổi tiếng Myanmar. Trên các tờ rơi quảng bá thu hút khách du lịch, loài vật này được mô tả là thường xuất hiện trong các triều đại của nhà vua hiền tài.Voi trắng xuất hiện tượng trưng cho vương triều sẽ phát triển thịnh vượng. Vì vậy, chúng được xem là điểm lành đối với quốc gia.Ngược lại, khi những con voi trắng biến mất thì được coi là điềm báo cho điều tồi tệ sẽ xảy ra. Trường hợp nổi tiếng cho việc này là vào năm 1885.Vào năm đó, một con voi trắng của vua Thibaw chết. Sau khi con vật linh thiêng chết, vương triều của nhà vua này bị lật đổ. Chính vì vậy, nhiều người dân ở Myanmar qua nhiều thế hệ coi voi trắng như "bảo vật" vô giá. Mời độc giả xem video: Người dân Myanmar đón Tết té nước Thingyan. Nguồn: THĐT1.
Theo nhà sử học Rupert Arrowsmith tại Đại học Công lập London, những con voi trắng là nét đẹp trong văn hóa của người dân Myanmar. Nó trở thành biểu tượng của sức mạnh và quyền lực ở Myanmar bắt nguồn từ nền văn hóa Vedic tồn tại cách đây hơn 2 thiên niên kỷ.
Các vua chúa ở Myanmar thời xưa coi voi trắng là loài vật linh thiêng. Chính vì vậy, loài vật này được chăm sóc với những điều kiện tốt nhất.
Lúc còn bé, những con voi trắng được cho bú sữa trực tiếp từ phụ nữ mới sinh con. Khi lớn lên, chúng sẽ được mặc những trang phục đặc biệt làm từ loại vải quý hiếm, thậm chí có thể được trang trí bằng đá quý, kim cương.
Một số vương triều ở Myanmar thời xưa còn "sủng" loài voi trắng đến mức cho chúng sống trong các ngôi nhà bằng vàng hay ăn từ máng vàng.
Trong những thập kỷ gần đây, voi trắng được nhiều người biết đến khi tượng trưng cho quyền lực, sự vĩ đại cũng như tham vọng về một sức mạnh tuyệt đối của giới chức lãnh đạo cấp cao ở Myanmar. Vì vậy, khi diễn ra những sự kiện, lễ hội lớn, những con voi trắng được đưa ra khỏi các ngôi đền và diễu hành trên đường phố. Người dân khi ấy sẽ thể hiện lòng tôn kính và đeo vòng hoa đẹp cho chúng.
Thêm nữa, voi trắng được xem như một món quà vô giá mang đến may mắn do mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.
Sáu con voi trắng được nuôi dưỡng trong một ngôi đền kề bên chùa Uppatasanti ở Naypyitaw và 3 con voi trắng còn lại được chăm sóc tại Công viên Mindhamma Hill, vùng ngoại ô của Yangon là địa điểm du lịch nổi tiếng Myanmar. Trên các tờ rơi quảng bá thu hút khách du lịch, loài vật này được mô tả là thường xuất hiện trong các triều đại của nhà vua hiền tài.
Voi trắng xuất hiện tượng trưng cho vương triều sẽ phát triển thịnh vượng. Vì vậy, chúng được xem là điểm lành đối với quốc gia.
Ngược lại, khi những con voi trắng biến mất thì được coi là điềm báo cho điều tồi tệ sẽ xảy ra. Trường hợp nổi tiếng cho việc này là vào năm 1885.
Vào năm đó, một con voi trắng của vua Thibaw chết. Sau khi con vật linh thiêng chết, vương triều của nhà vua này bị lật đổ. Chính vì vậy, nhiều người dân ở Myanmar qua nhiều thế hệ coi voi trắng như "bảo vật" vô giá.
Mời độc giả xem video: Người dân Myanmar đón Tết té nước Thingyan. Nguồn: THĐT1.