Là con gái lớn của pharaoh Thutmose I và Nữ hoàng Ahmose, Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (1508 - 1458 trước Công nguyên) kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II sau khi vua cha qua đời.Theo đó, Nữ hoàng Hatshepsut cùng chồng trị vì đất nước. Tuy nhiên, Thutmose II mất sớm trong khi người con trai Thutmose III 10 tuổi chưa thể xử lý chuyện triều chính nên Hatshepsut đảm đương trọng trách này.Nữ hoàng Hatshepsut cai quản đất nước và nhận được sự đồng thuận, tôn trọng của các quần thần.Trong suốt những năm nắm quyền, Nữ hoàng Hatshepsut đã giúp kinh tế Ai Cập phát triển, mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác với nhiều nước...Bà hoàng Ai Cập này còn được giới sử gia tin rằng đã từng đích thân dẫn binh, chỉ huy quân đội chiến đấu và giành được thắng lợi ở Nubia và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Nhờ vậy, lãnh thổ Ai Cập ngày càng mở rộng.Nữ hoàng Hatshepsut tiến hành xây dựng hàng trăm công trình quan trọng như các đền thờ, đài tưởng niệm ở Thượng và Hạ Ai Cập.Trong số này, nổi tiếng là ngôi đền mang tên Deir el-Bahari. Bên trong đền, Nữ hoàng Hatshepsut cho bày trí nhiều bảo vật mà các đoàn thám hiểm bà cử đi thu thập được.Những bức tường trong đền Deir el-Bahari còn khắc một số bộ kinh thư quan trọng, nhiều tư liệu lịch sử quý giá về tình hình Ai Cập cổ đại.Không những vậy, bà hoàng nổi tiếng lịch sử này còn thực hiện cuộc hành hương về "vùng đất thánh" Punt. Bà cho người đóng 5 con thuyền để đến Punt. Khi nhìn thấy Nữ hoàng Hatshepsut, người dân ở Punt rất vui mừng.Qua đó có thể thấy mặc dù là một phụ nữ nhưng tài trị nước của Nữ hoàng Hatshepsut không kém các pharaph Ai Cập. Bà qua đời năm 50 tuổi và để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Ai Cập.Mời độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC)
Là con gái lớn của pharaoh Thutmose I và Nữ hoàng Ahmose, Nữ hoàng Ai Cập Hatshepsut (1508 - 1458 trước Công nguyên) kết hôn với người em cùng cha khác mẹ là Thutmose II sau khi vua cha qua đời.
Theo đó, Nữ hoàng Hatshepsut cùng chồng trị vì đất nước. Tuy nhiên, Thutmose II mất sớm trong khi người con trai Thutmose III 10 tuổi chưa thể xử lý chuyện triều chính nên Hatshepsut đảm đương trọng trách này.
Nữ hoàng Hatshepsut cai quản đất nước và nhận được sự đồng thuận, tôn trọng của các quần thần.
Trong suốt những năm nắm quyền, Nữ hoàng Hatshepsut đã giúp kinh tế Ai Cập phát triển, mở rộng quan hệ thương mại, hợp tác với nhiều nước...
Bà hoàng Ai Cập này còn được giới sử gia tin rằng đã từng đích thân dẫn binh, chỉ huy quân đội chiến đấu và giành được thắng lợi ở Nubia và Syria trong những năm đầu cầm quyền. Nhờ vậy, lãnh thổ Ai Cập ngày càng mở rộng.
Nữ hoàng Hatshepsut tiến hành xây dựng hàng trăm công trình quan trọng như các đền thờ, đài tưởng niệm ở Thượng và Hạ Ai Cập.
Trong số này, nổi tiếng là ngôi đền mang tên Deir el-Bahari. Bên trong đền, Nữ hoàng Hatshepsut cho bày trí nhiều bảo vật mà các đoàn thám hiểm bà cử đi thu thập được.
Những bức tường trong đền Deir el-Bahari còn khắc một số bộ kinh thư quan trọng, nhiều tư liệu lịch sử quý giá về tình hình Ai Cập cổ đại.
Không những vậy, bà hoàng nổi tiếng lịch sử này còn thực hiện cuộc hành hương về "vùng đất thánh" Punt. Bà cho người đóng 5 con thuyền để đến Punt. Khi nhìn thấy Nữ hoàng Hatshepsut, người dân ở Punt rất vui mừng.
Qua đó có thể thấy mặc dù là một phụ nữ nhưng tài trị nước của Nữ hoàng Hatshepsut không kém các pharaph Ai Cập. Bà qua đời năm 50 tuổi và để lại nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử Ai Cập.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn rùng rợn nghĩa địa cổ Ai Cập (nguồn: VTC)