Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.Cột có chiều cao hơn 5m (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá.Phần bệ đá gồm hai cấp cao 0,80m, đường kính chân bệ khoảng 4,5 m, được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Phần cột được chia thành 3 phần. Phần dưới là khối hộp vuông 1,35m x 1,60m có những vết đục nhám thô phác. Trụ tròn phía trên có đường kính 1,35m.Phần trụ tròn là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.Đầu rồng nhô cao chầu nhau, miệng ngậm ngọc, được chạm khắc với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Chân trước cặp rồng chụm lại dâng một viên ngọc cùng cỡ với viên ngọc ngậm ở miệng.Toàn thân rồng có vẩy khép, uốn lượn nhịp nhàng, mềm mại. Chân rồng có 5 móng, cong và nhọn sắc như móng chim.Đôi rồng ngoắc đuôi vào nhau, uốn quanh thân cột.Ở những khe trống, người thợ xưa còn dùng những chi tiết hoa văn cúc dây để “trám” vào những chỗ trống cho thêm phần hài hòa, sinh động.Phần trên cùng trụ tròn có những lỗ mộng, có thể là kết cấu đảm bảo cho vấn đề chịu lực của hệ thống dầm cho hệ thống công trình phía trên đỉnh cột mà nay đã mất đi.Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra sôi nổi. Trong số các ý kiến đưa ra thì có hai giả thuyết chủ yếu.Thứ nhất, cột đá chùa Dạm là một chiếc linga (dương vật) mang tinh thần của tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chămpa - Ấn Độ. Thứ hai, cột đá chùa Dạm là một phế tích còn lại của kiến trúc Liên hoa đài của chùa Dạm thuở ban đầu.Dù ý nghĩa thực sự của cột đá chùa Dạm chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định đây là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt.Việc nghiên cứu cột đá chùa Dạm dưới góc độ mỹ thuật sẽ cho ta hiểu được sâu sắc nghệ thuật Phật giáo thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.Với những giá trị lịch sử và mỹ thuật hiếm có, vào tháng 12/2017, cột đá chùa Dạm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên cấp nền thứ hai bên trái của chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), cột đá chùa Dạm được xây dựng vào thế kỉ thứ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.
Cột có chiều cao hơn 5m (chưa tính phần chìm dưới lòng đất), nặng trên 40 tấn, gồm hai phần: phần cột và phần bệ đá.
Phần bệ đá gồm hai cấp cao 0,80m, đường kính chân bệ khoảng 4,5 m, được chạm hoa văn sóng nước thời Lý. Phần cột được chia thành 3 phần. Phần dưới là khối hộp vuông 1,35m x 1,60m có những vết đục nhám thô phác. Trụ tròn phía trên có đường kính 1,35m.
Phần trụ tròn là nơi tập trung tinh hoa mỹ thuật của cột đá, được chạm nổi đôi rồng theo đồ án “lưỡng long hiến châu”. Đây chính là điểm nhấn của phần thân cột đá, và cũng là nét đặc trưng mỹ thuật thời Lý.
Đầu rồng nhô cao chầu nhau, miệng ngậm ngọc, được chạm khắc với những hoa văn vô cùng tinh xảo. Chân trước cặp rồng chụm lại dâng một viên ngọc cùng cỡ với viên ngọc ngậm ở miệng.
Toàn thân rồng có vẩy khép, uốn lượn nhịp nhàng, mềm mại. Chân rồng có 5 móng, cong và nhọn sắc như móng chim.
Đôi rồng ngoắc đuôi vào nhau, uốn quanh thân cột.
Ở những khe trống, người thợ xưa còn dùng những chi tiết hoa văn cúc dây để “trám” vào những chỗ trống cho thêm phần hài hòa, sinh động.
Phần trên cùng trụ tròn có những lỗ mộng, có thể là kết cấu đảm bảo cho vấn đề chịu lực của hệ thống dầm cho hệ thống công trình phía trên đỉnh cột mà nay đã mất đi.
Suốt nhiều năm qua, vấn đề giải mã ý nghĩa biểu tượng cột đá này đã diễn ra sôi nổi. Trong số các ý kiến đưa ra thì có hai giả thuyết chủ yếu.
Thứ nhất, cột đá chùa Dạm là một chiếc linga (dương vật) mang tinh thần của tín ngưỡng phồn thực của người Việt trong sự giao thoa với văn hóa Chămpa - Ấn Độ. Thứ hai, cột đá chùa Dạm là một phế tích còn lại của kiến trúc Liên hoa đài của chùa Dạm thuở ban đầu.
Dù ý nghĩa thực sự của cột đá chùa Dạm chưa được làm sáng tỏ, vẫn phải khẳng định đây là một tuyệt tác không chỉ của thời Lý mà trong cả lịch sử nền mỹ thuật Việt.
Việc nghiên cứu cột đá chùa Dạm dưới góc độ mỹ thuật sẽ cho ta hiểu được sâu sắc nghệ thuật Phật giáo thời Lý trong tiến trình lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.
Với những giá trị lịch sử và mỹ thuật hiếm có, vào tháng 12/2017, cột đá chùa Dạm đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.