Một chiến thuật đáng sợ được người Aztec sử dụng trong chiến tranh là còi tử thần. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hiện vật có hình đầu người kỳ dị trong một ngôi đền của người Aztec ở Mexico. Ban đầu, họ cho rằng chúng chỉ là đồ chơi hay vật trang trí nên không chú ý nhiều.Vài năm sau khi bị bỏ vào kho, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu về những hiện vật trên. Theo đó, họ phát hiện chúng thực chất là những chiếc còi tử thần. Khi được con người thổi, còi sẽ phát ra âm thanh chói tai giống như tiếng thét vô cùng đáng sợ.Người Aztec cổ đại dùng những chiếc còi tử thần này trong các lễ tế cũng như trong chiến đấu. Trước khi giao chiến với quân địch, các chiến binh Aztec sẽ thổi còi tử thần nhằm uy hiếp quân thù.Không ít binh lính địch khi nghe thấy âm thanh phát ra từ còi tử thần của người Aztec lo lắng, sợ hãi, thậm chí mất chí khí. Theo đó, khi cuộc chiến chính thức nổ ra, chiến binh Aztec chiếm được lợi thế lớn.Nhiều nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập... sử dụng chất độc làm vũ khí nguy hiểm có khả năng sát thương cao trên chiến trường. Chiến thuật đáng sợ này mang lại hiệu quả lớn cho những đế chế trên.Quân đội của các đế chế cổ đại thường tẩm chất độc từ rắn, bọ cạp, các loài cây độc... lên đầu các vũ khí như cung tên, dao, kiếm... Nếu kẻ thù bị những vũ khí tẩm chất độc này làm bị thương dù chỉ là một vết xước nhỏ cũng có thể mất mạng nếu không được giải độc kịp thời.Thậm chí, người Hy Lạp cổ đại cò nthả hoa lê lư có chứa độc tố xuống các cầu dẫn nước quan trọng để đầu độc nguồn nước của quân địch. Theo đó, kẻ thù của đế chế Hy Lạp bị tổn thất lớn về quân số trước khi giao chiến trực diện.Vào thời cổ đại, vũ khí sinh học trở thành chiến thuật chiến tranh đáng gờm mà một số đế chế sử dụng dù chưa thực sự hiểu rõ về nó. Người xưa tin rằng, thi thể người hoặc xác động vật thối rữa là nguồn lây nhiễm dịch bệnh chết chóc. Do vậy, từ năm 400 trước Công nguyên, các cung thủ người Scythia đã sử dụng chiến thuật đáng sợ à nhúng đầu mũi tên vào xác thối và máu dính phân.Trong trận chiến, các cung thủ Scythia bắn những mũi tên trên về phía quân địch. Dù những mũi tên này không khiến lính địch mất mạng nhưng vết thương mà chúng gây ra sẽ khiến họ nhiễm bệnh và có thể lây nhiễm sang những người khác.Tương tự, trong giai đoạn từ năm 300 trước Công nguyên trở đi, các chiến binh Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước bằng phân và xác động vật. Theo đó, dịch bệnh bùng phát ở những đơn vị của kẻ địch. Điều này khiến quân đội Hy Lạp, La Mã và Ba Tư chiếm được lợi thế lớn khi kẻ địch đối mặt với thương vong lớn vì dịch bệnh.Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Một chiến thuật đáng sợ được người Aztec sử dụng trong chiến tranh là còi tử thần. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hiện vật có hình đầu người kỳ dị trong một ngôi đền của người Aztec ở Mexico. Ban đầu, họ cho rằng chúng chỉ là đồ chơi hay vật trang trí nên không chú ý nhiều.
Vài năm sau khi bị bỏ vào kho, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu sâu về những hiện vật trên. Theo đó, họ phát hiện chúng thực chất là những chiếc còi tử thần. Khi được con người thổi, còi sẽ phát ra âm thanh chói tai giống như tiếng thét vô cùng đáng sợ.
Người Aztec cổ đại dùng những chiếc còi tử thần này trong các lễ tế cũng như trong chiến đấu. Trước khi giao chiến với quân địch, các chiến binh Aztec sẽ thổi còi tử thần nhằm uy hiếp quân thù.
Không ít binh lính địch khi nghe thấy âm thanh phát ra từ còi tử thần của người Aztec lo lắng, sợ hãi, thậm chí mất chí khí. Theo đó, khi cuộc chiến chính thức nổ ra, chiến binh Aztec chiếm được lợi thế lớn.
Nhiều nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập... sử dụng chất độc làm vũ khí nguy hiểm có khả năng sát thương cao trên chiến trường. Chiến thuật đáng sợ này mang lại hiệu quả lớn cho những đế chế trên.
Quân đội của các đế chế cổ đại thường tẩm chất độc từ rắn, bọ cạp, các loài cây độc... lên đầu các vũ khí như cung tên, dao, kiếm... Nếu kẻ thù bị những vũ khí tẩm chất độc này làm bị thương dù chỉ là một vết xước nhỏ cũng có thể mất mạng nếu không được giải độc kịp thời.
Thậm chí, người Hy Lạp cổ đại cò nthả hoa lê lư có chứa độc tố xuống các cầu dẫn nước quan trọng để đầu độc nguồn nước của quân địch. Theo đó, kẻ thù của đế chế Hy Lạp bị tổn thất lớn về quân số trước khi giao chiến trực diện.
Vào thời cổ đại, vũ khí sinh học trở thành chiến thuật chiến tranh đáng gờm mà một số đế chế sử dụng dù chưa thực sự hiểu rõ về nó. Người xưa tin rằng, thi thể người hoặc xác động vật thối rữa là nguồn lây nhiễm dịch bệnh chết chóc. Do vậy, từ năm 400 trước Công nguyên, các cung thủ người Scythia đã sử dụng chiến thuật đáng sợ à nhúng đầu mũi tên vào xác thối và máu dính phân.
Trong trận chiến, các cung thủ Scythia bắn những mũi tên trên về phía quân địch. Dù những mũi tên này không khiến lính địch mất mạng nhưng vết thương mà chúng gây ra sẽ khiến họ nhiễm bệnh và có thể lây nhiễm sang những người khác.
Tương tự, trong giai đoạn từ năm 300 trước Công nguyên trở đi, các chiến binh Hy Lạp, La Mã và Ba Tư đã làm ô nhiễm các giếng nước bằng phân và xác động vật. Theo đó, dịch bệnh bùng phát ở những đơn vị của kẻ địch. Điều này khiến quân đội Hy Lạp, La Mã và Ba Tư chiếm được lợi thế lớn khi kẻ địch đối mặt với thương vong lớn vì dịch bệnh.
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.