Từ thế kỷ 15, con người bắt đầu thực hiện Các cuộc hành trình xuyên đại dương để khám phá các vùng đất mới. Đó cũng là lúc một căn bệnh lạ xuất hiện, gieo rắc kinh hoàng cho giới thủy thủ.Những thuyền viên mắc bệnh này sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, nướu răng chảy máu, răng lung lay và gãy rụng mất kiểm soát, vết thương chậm lành.Các vết thâm tím, lở loét sẽ lan rộng trên da, thêm vào đó là nguy cơ dễ bị nhiễm trùng. Về mặt tâm thần, người mắc bệnh dễ bị kích động hoặc rơi vào trầm cảm, có trường hợp trở nên điên loạn.Cuối cùng, nạn nhân sẽ chết trong tình trạng suy kiệt về thể xác và tinh thần. Trong vòng 200 năm, ước tính trên thế giới đã có khoảng 2 triệu người chết vì căn bệnh bí ẩn này.Các bác sĩ thời đó đã tìm ra được điểm chung giữa các bệnh nhân, đó là họ ra khơi không về nhà khoảng 2 – 3 tháng.Dù họ đã đưa ra nhiều giả thuyết và cố gắng chữa trị, số bệnh nhân vẫn tăng không ngừng. Điều này khiến thủy thủ viễn dương trở thành một nghề nguy hiểm.Khoảng năm 1747, một bác sĩ người Anh tên James Lind đã phát hiện ra nguyên nhân của căn bệnh, sau khi quan sát nhiều nhóm thủy thủ khác nhau.Ông thấy triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện ở nhóm người có cách ăn uống không lành mạnh: Chỉ ăn thịt uống rượu, không ăn rau các loại rau củ quả.Ông cho các bệnh nhân dùng rau củ quả, đặc biệt là các loại cam quýt, để bổ sung dưỡng chất trong một thời gian dài. Kết quả là những triệu chứng như rụng răng, chảy máu nướu và rệu rã cơ thể dần biến mất.Từ đó, các loại quả nhiệt đới thuộc họ cam quýt đã trở thành nguồn thực phẩm còn quý giá hơn cả rượu thịt khi các thủy thủ ra khơi. Những người tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn uống này khỏe mạnh trong những hành trình dài ngày.Tuy căn nguyên lẫn phương pháp chữa trị căn bệnh kể trên đã được phát hiện từ lâu, nhưng phải đến thời hiện đại nó mới được lý giải thấu đáo.Được gọi là bệnh Scurvy hay Scorbut, căn bệnh này hình thành do sự do sự thiếu vitamin C trong cơ thể. Đó là lý do mà vitamin C đã trở thành một nguồn vi chất đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người thời này.Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.
Từ thế kỷ 15, con người bắt đầu thực hiện Các cuộc hành trình xuyên đại dương để khám phá các vùng đất mới. Đó cũng là lúc một căn bệnh lạ xuất hiện, gieo rắc kinh hoàng cho giới thủy thủ.
Những thuyền viên mắc bệnh này sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, nướu răng chảy máu, răng lung lay và gãy rụng mất kiểm soát, vết thương chậm lành.
Các vết thâm tím, lở loét sẽ lan rộng trên da, thêm vào đó là nguy cơ dễ bị nhiễm trùng. Về mặt tâm thần, người mắc bệnh dễ bị kích động hoặc rơi vào trầm cảm, có trường hợp trở nên điên loạn.
Cuối cùng, nạn nhân sẽ chết trong tình trạng suy kiệt về thể xác và tinh thần. Trong vòng 200 năm, ước tính trên thế giới đã có khoảng 2 triệu người chết vì căn bệnh bí ẩn này.
Các bác sĩ thời đó đã tìm ra được điểm chung giữa các bệnh nhân, đó là họ ra khơi không về nhà khoảng 2 – 3 tháng.
Dù họ đã đưa ra nhiều giả thuyết và cố gắng chữa trị, số bệnh nhân vẫn tăng không ngừng. Điều này khiến thủy thủ viễn dương trở thành một nghề nguy hiểm.
Khoảng năm 1747, một bác sĩ người Anh tên James Lind đã phát hiện ra nguyên nhân của căn bệnh, sau khi quan sát nhiều nhóm thủy thủ khác nhau.
Ông thấy triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện ở nhóm người có cách ăn uống không lành mạnh: Chỉ ăn thịt uống rượu, không ăn rau các loại rau củ quả.
Ông cho các bệnh nhân dùng rau củ quả, đặc biệt là các loại cam quýt, để bổ sung dưỡng chất trong một thời gian dài. Kết quả là những triệu chứng như rụng răng, chảy máu nướu và rệu rã cơ thể dần biến mất.
Từ đó, các loại quả nhiệt đới thuộc họ cam quýt đã trở thành nguồn thực phẩm còn quý giá hơn cả rượu thịt khi các thủy thủ ra khơi. Những người tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn uống này khỏe mạnh trong những hành trình dài ngày.
Tuy căn nguyên lẫn phương pháp chữa trị căn bệnh kể trên đã được phát hiện từ lâu, nhưng phải đến thời hiện đại nó mới được lý giải thấu đáo.
Được gọi là bệnh Scurvy hay Scorbut, căn bệnh này hình thành do sự do sự thiếu vitamin C trong cơ thể. Đó là lý do mà vitamin C đã trở thành một nguồn vi chất đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người thời này.
Mới quý độc giả xem video: Bỏ 70 triệu đồng đi du lịch Châu Âu 28 ngày. Nguồn: VTV24.