Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được coi là nơi Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất. Ngôi chùa này cũng là trung tâm của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp, một hệ phái Phật giáo đặc trưng của người Việt đề cao hình ảnh người phụ nữ với bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.Pho tượng Pháp Vân ở chính điện chùa Dâu chính là pho tượng tiêu biểu nhất của tín ngưỡng Tứ Pháp. Tượng gắn liền với một truyền thuyết huyền bí về nàng Man Nương và sự hình thành của hệ thống Tứ Pháp được lưu truyền hàng nghìn năm qua.Tương truyền, nàng Man Nương là một thôn nữ mến mộ Phật pháp. Một hôm nàng nằm ngủ quên, sư Khâu-đà-la vô tình bước qua mà bỗng nhiên mang thai. Sau khi hạ sinh, nàng đem con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đến gốc cây dung thụ gõ cây đọc kệ. Cây bỗng nứt toác ra ôm đứa bé vào lòng.Đến năm Giáp Tý, mưa bão đánh đổ cây dung thụ trôi theo sông Dâu về đến thành Luy Lâu thì kẹt giữa dòng. Trai tráng trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích. Nàng Man Nương ra sông ném dải yếm thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ.Khi ấy Thái thú Sỹ Nhiếp (137-226) trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành tượng Tứ Pháp để thờ. Ông cho thợ xẻ cây tạc bốn pho tượng gồm tượng Pháp Vân thờ ở chùa Dâu, tượng Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu, tượng Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng, tượng Pháp Điện thờ ở chùa Dàn.Nhưng khi làm lễ rước tượng Tứ Pháp về các chùa, chỉ rước được ba pho Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống sông.Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy. Khi Man Nương đi đò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng và phát sáng. Hòn đá đó được đặt tên là Phật Thạch Quang, đặt trong một hòm gỗ để thờ trước tượng Pháp Vân ở chùa Dâu cho đến nay…Vào cuối năm 2017, tượng Pháp Vân ở chùa Dâu đã được công nhận là Bảo vật quốc gia nằm trong hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu, gồm bốn pho tượng trong truyền thuyết được nhắc đến ở trên.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được coi là nơi Phật giáo du nhập vào Việt Nam sớm nhất. Ngôi chùa này cũng là trung tâm của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp, một hệ phái Phật giáo đặc trưng của người Việt đề cao hình ảnh người phụ nữ với bốn nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Pho tượng Pháp Vân ở chính điện chùa Dâu chính là pho tượng tiêu biểu nhất của tín ngưỡng Tứ Pháp. Tượng gắn liền với một truyền thuyết huyền bí về nàng Man Nương và sự hình thành của hệ thống Tứ Pháp được lưu truyền hàng nghìn năm qua.
Tương truyền, nàng Man Nương là một thôn nữ mến mộ Phật pháp. Một hôm nàng nằm ngủ quên, sư Khâu-đà-la vô tình bước qua mà bỗng nhiên mang thai. Sau khi hạ sinh, nàng đem con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đến gốc cây dung thụ gõ cây đọc kệ. Cây bỗng nứt toác ra ôm đứa bé vào lòng.
Đến năm Giáp Tý, mưa bão đánh đổ cây dung thụ trôi theo sông Dâu về đến thành Luy Lâu thì kẹt giữa dòng. Trai tráng trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích. Nàng Man Nương ra sông ném dải yếm thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ.
Khi ấy Thái thú Sỹ Nhiếp (137-226) trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành tượng Tứ Pháp để thờ. Ông cho thợ xẻ cây tạc bốn pho tượng gồm tượng Pháp Vân thờ ở chùa Dâu, tượng Pháp Vũ thờ ở chùa Đậu, tượng Pháp Lôi thờ ở chùa Tướng, tượng Pháp Điện thờ ở chùa Dàn.
Nhưng khi làm lễ rước tượng Tứ Pháp về các chùa, chỉ rước được ba pho Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống sông.
Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy. Khi Man Nương đi đò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng và phát sáng. Hòn đá đó được đặt tên là Phật Thạch Quang, đặt trong một hòm gỗ để thờ trước tượng Pháp Vân ở chùa Dâu cho đến nay…
Vào cuối năm 2017, tượng Pháp Vân ở chùa Dâu đã được công nhận là Bảo vật quốc gia nằm trong hệ thống tượng Tứ Pháp vùng Dâu - Luy Lâu, gồm bốn pho tượng trong truyền thuyết được nhắc đến ở trên.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.