Không chỉ là ngôi cổ tự nổi tiếng với bề dày lịch sử và những nét kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) còn là ngôi chùa sở hữu nhiều tượng đất nung cổ bậc nhất Việt NamChùa đang lưu giữ hơn 100 pho tượng thờ làm từ đất nung, gồm bộ Tam thánh, Tam thế, Thập bát La-hán, Bát bộ Kim cương, Thập điện Diêm vương v..v..Do sử sách không ghi chép nên niên đại của các bức tượng chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nhà nghiên cứu, những bức tượng cổ nhất của chùa Nôm có thể đã có từ từ thời Lý - Trần.Các pho tượng này được tạo hình rất sinh động, kích cỡ, kiểu dáng đa dạng với đủ các dáng hình mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…Dáng vẻ và khuôn mặt của mỗi pho tượng đều khác nhau và có sự biểu cảm rất ấn tượng.Đặc biệt, đồ bền của các pho tượng đất nung chùa Nôm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.Người dân địa phương vẫn còn truyền tai nhau chuyện những năm 1945, 1971 và 1986, khi cả miền Bắc ngập chìm trong biển nước, những pho tượng cũng gánh chung số phận khi bị ngâm nhiều ngày trong bão lũ...Tuy vậy, khi nước rút, những pho tượng vẫn được giữ nguyên trạng, không hề bị phân rã, bong tróc, nứt vỡ dù được làm từ chất liệu đất.Theo các nghiên cứu sau này, tượng đất ở chùa Nôm được làm bằng nguyên liệu rất đặc biệt. Ngoài đất sét đã được chọn lọc và sàng rửa sạch còn có vôi tôi, mật mía và giấy bản được nghiền nhỏ, tạo nên một hỗn hợp để nặn thành tượng, sau đó được phủ ở ngoài bằng một lớp sơn ta.Công thức cổ truyền này đã khiến các bức tượng có độ bền bất chấp thời gian và thời tiết, vẫn vững chắc sau nhiều thế kỷ và trở thành những tác phẩm truyền đời của nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Không chỉ là ngôi cổ tự nổi tiếng với bề dày lịch sử và những nét kiến trúc tuyệt đẹp, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) còn là ngôi chùa sở hữu nhiều tượng đất nung cổ bậc nhất Việt Nam
Chùa đang lưu giữ hơn 100 pho tượng thờ làm từ đất nung, gồm bộ Tam thánh, Tam thế, Thập bát La-hán, Bát bộ Kim cương, Thập điện Diêm vương v..v..
Do sử sách không ghi chép nên niên đại của các bức tượng chưa được xác định rõ ràng. Theo một số nhà nghiên cứu, những bức tượng cổ nhất của chùa Nôm có thể đã có từ từ thời Lý - Trần.
Các pho tượng này được tạo hình rất sinh động, kích cỡ, kiểu dáng đa dạng với đủ các dáng hình mập, ốm, hiền lành, dữ tợn, dân dã, thần tiên…
Dáng vẻ và khuôn mặt của mỗi pho tượng đều khác nhau và có sự biểu cảm rất ấn tượng.
Đặc biệt, đồ bền của các pho tượng đất nung chùa Nôm khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Người dân địa phương vẫn còn truyền tai nhau chuyện những năm 1945, 1971 và 1986, khi cả miền Bắc ngập chìm trong biển nước, những pho tượng cũng gánh chung số phận khi bị ngâm nhiều ngày trong bão lũ...
Tuy vậy, khi nước rút, những pho tượng vẫn được giữ nguyên trạng, không hề bị phân rã, bong tróc, nứt vỡ dù được làm từ chất liệu đất.
Theo các nghiên cứu sau này, tượng đất ở chùa Nôm được làm bằng nguyên liệu rất đặc biệt. Ngoài đất sét đã được chọn lọc và sàng rửa sạch còn có vôi tôi, mật mía và giấy bản được nghiền nhỏ, tạo nên một hỗn hợp để nặn thành tượng, sau đó được phủ ở ngoài bằng một lớp sơn ta.
Công thức cổ truyền này đã khiến các bức tượng có độ bền bất chấp thời gian và thời tiết, vẫn vững chắc sau nhiều thế kỷ và trở thành những tác phẩm truyền đời của nền nghệ thuật truyền thống Việt Nam.