Là cổng chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt trong trong quần thể di tích cố đô Huế. Phía sau công trình này là những ẩn dụ phong thủy đặc sắc mà không phải ai cũng biết.Tên gọi “Ngọ Môn” nghĩa là Cửa Nam vì nằm ở Ngọ theo trục Tí Ngọ của phong thủy. Theo Dịch học, hướng Nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt).Tất cả các bậc vua chúa theo Nho giáo xưa đều xem trọng phương Nam vì Khổng Tử vốn xuất thân ở miền Nam. Chu Dịch mà Khổng Tử học cũng xuất xứ từ phương Nam nên văn hóa cổ coi phương Nam là phương của Thánh nhân.Ngoài ra, Ngọ Môn thiết kế hình chữ U ở thế thu vào, mục đích là thu cát khí của phương Nam, sinh vượng cho tòa thành, nói cách khác chính là luôn tiếp thu sự đóng góp tốt lành của nhân dân và thần tử để đế quốc luôn tốt đẹp.Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các sự kiện quan trọng. Tên gọi “Ngũ Phụng” hàm ý đây là nơi 5 con chim phượng hoàng đậu xuống. Trong thế giới quan Đông Á, phượng hoàng là loài chim thiêng gắn với hoàng tộc, đồng thời cũng là biểu tượng của sự hòa bình.Tên gọi Ngũ Phụng cũng phản ảnh cấu trúc tòa lầu này có 5 gian chính, ở giữa lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua và hoàng gia ngự. 4 gian phụ hai bên lợp ngói thanh lưu ly dành cho quần thần. Tổng cộng lầu có 9 gian. Cả số 9 và 5 đều tượng trưng cho bản mệnh của vua.Lầu Ngũ Phụng có tổng cộng 100 cây cột, tượng trưng cho bách tính hay số 100 trong độ số của Lạc Thư, Hà Đồ, mang chung một ý nghĩa chỉ vũ trụ và toàn quốc quy phục xung quanh nhà vua.Có thể nói, Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng là công trình mang những hàm ý triết học phương Đông rất thâm thúy, gửi gắm ước vọng sự trị vì của đấng quân vương phải đạt được thịnh vượng, bình an bằng nhân đức như các bậc thánh nhân ngày xưa.Khi bước qua cánh cổng lớn của Ngọ Môn, các bậc Thiên tử phải luôn tâm niệm rằng xung quanh mình là cả một vũ trụ rộng lớn, và phải cư xử sao cho đúng với đạo làm vua...Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế. Nguồn: Youtube.
Là cổng chính của Hoàng thành Huế, Ngọ Môn là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt trong trong quần thể di tích cố đô Huế. Phía sau công trình này là những ẩn dụ phong thủy đặc sắc mà không phải ai cũng biết.
Tên gọi “Ngọ Môn” nghĩa là Cửa Nam vì nằm ở Ngọ theo trục Tí Ngọ của phong thủy. Theo Dịch học, hướng Nam là hướng dành cho bậc vua Chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (hướng về ánh sáng để nghe thiên hạ và cai trị thiên hạ một cách sáng suốt).
Tất cả các bậc vua chúa theo Nho giáo xưa đều xem trọng phương Nam vì Khổng Tử vốn xuất thân ở miền Nam. Chu Dịch mà Khổng Tử học cũng xuất xứ từ phương Nam nên văn hóa cổ coi phương Nam là phương của Thánh nhân.
Ngoài ra, Ngọ Môn thiết kế hình chữ U ở thế thu vào, mục đích là thu cát khí của phương Nam, sinh vượng cho tòa thành, nói cách khác chính là luôn tiếp thu sự đóng góp tốt lành của nhân dân và thần tử để đế quốc luôn tốt đẹp.
Bên trên Ngọ Môn có lầu Ngũ Phụng là nơi vua ngự khi có các sự kiện quan trọng. Tên gọi “Ngũ Phụng” hàm ý đây là nơi 5 con chim phượng hoàng đậu xuống. Trong thế giới quan Đông Á, phượng hoàng là loài chim thiêng gắn với hoàng tộc, đồng thời cũng là biểu tượng của sự hòa bình.
Tên gọi Ngũ Phụng cũng phản ảnh cấu trúc tòa lầu này có 5 gian chính, ở giữa lợp ngói hoàng lưu ly dành cho vua và hoàng gia ngự. 4 gian phụ hai bên lợp ngói thanh lưu ly dành cho quần thần. Tổng cộng lầu có 9 gian. Cả số 9 và 5 đều tượng trưng cho bản mệnh của vua.
Lầu Ngũ Phụng có tổng cộng 100 cây cột, tượng trưng cho bách tính hay số 100 trong độ số của Lạc Thư, Hà Đồ, mang chung một ý nghĩa chỉ vũ trụ và toàn quốc quy phục xung quanh nhà vua.
Có thể nói, Ngọ Môn và lầu Ngũ Phụng là công trình mang những hàm ý triết học phương Đông rất thâm thúy, gửi gắm ước vọng sự trị vì của đấng quân vương phải đạt được thịnh vượng, bình an bằng nhân đức như các bậc thánh nhân ngày xưa.
Khi bước qua cánh cổng lớn của Ngọ Môn, các bậc Thiên tử phải luôn tâm niệm rằng xung quanh mình là cả một vũ trụ rộng lớn, và phải cư xử sao cho đúng với đạo làm vua...
Mời quý độc giả xem video: Phục dựng Tử Cấm Thành Huế. Nguồn: Youtube.