Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được phát hiện bên trong lăng mộ của vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần. Đội quân đất nung này được cho có nhiệm vụ canh giữ lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng.Hơn 8.000 tượng binh sĩ và ngựa chiến trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có kích thước tương đương người thật khi cao khoảng 1,8m. Đặc biệt, mỗi bức tượng binh sĩ bằng đất nung trong số đó không có bức tượng nào giống nhau.Cụ thể, mỗi bức tượng có khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn khác nhau và nhìn sống động như một đội quân thật.Thậm chí, mỗi bức tượng bằng đất nung còn được chế tác trong tư thế đứng thẳng cúi đầu, cầm những vũ khí thật như cung, giáo, mác hay cưỡi xe ngựa với các cỗ xe, áo giáp và ngựa cũng làm bằng đất.Đến năm 1987, lăng mộ Tần Thủy Hoàng và cả đội quân đất nung đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.Theo các chuyên gia khảo cổ, để làm ra hơn 8.000 tượng binh sĩ bằng đất nung này, người ta đã phải sử dụng khoảng 700.000 người thợ làm liên tục trong nhiều năm.Theo đó, những người thợ sẽ làm việc theo dây truyền khi có người phụ trách từng phần bức tượng trước khi hoàn thành chúng. Theo đó, có khoảng 8 - 10 hình dáng đầu tượng binh sĩ đất nung được tạo ra.Mỗi đặc điểm hình dạng đầu đại diện cho người dân ở mỗi địa phương khác nhau trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như tính cách của họ.Bên cạnh tượng binh sĩ bằng đất nung, các chuyên gia khảo cổ còn khai quật được hơn 500 tượng ngựa chiến, 130 cỗ xe.Các chuyên gia đánh giá lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một kiệt tác của nghệ thuật mai táng.
Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được phát hiện bên trong lăng mộ của vị hoàng đế sáng lập ra nhà Tần. Đội quân đất nung này được cho có nhiệm vụ canh giữ lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng.
Hơn 8.000 tượng binh sĩ và ngựa chiến trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có kích thước tương đương người thật khi cao khoảng 1,8m. Đặc biệt, mỗi bức tượng binh sĩ bằng đất nung trong số đó không có bức tượng nào giống nhau.
Cụ thể, mỗi bức tượng có khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn khác nhau và nhìn sống động như một đội quân thật.
Thậm chí, mỗi bức tượng bằng đất nung còn được chế tác trong tư thế đứng thẳng cúi đầu, cầm những vũ khí thật như cung, giáo, mác hay cưỡi xe ngựa với các cỗ xe, áo giáp và ngựa cũng làm bằng đất.
Đến năm 1987, lăng mộ Tần Thủy Hoàng và cả đội quân đất nung đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Theo các chuyên gia khảo cổ, để làm ra hơn 8.000 tượng binh sĩ bằng đất nung này, người ta đã phải sử dụng khoảng 700.000 người thợ làm liên tục trong nhiều năm.
Theo đó, những người thợ sẽ làm việc theo dây truyền khi có người phụ trách từng phần bức tượng trước khi hoàn thành chúng. Theo đó, có khoảng 8 - 10 hình dáng đầu tượng binh sĩ đất nung được tạo ra.
Mỗi đặc điểm hình dạng đầu đại diện cho người dân ở mỗi địa phương khác nhau trong lãnh thổ Trung Quốc cũng như tính cách của họ.
Bên cạnh tượng binh sĩ bằng đất nung, các chuyên gia khảo cổ còn khai quật được hơn 500 tượng ngựa chiến, 130 cỗ xe.
Các chuyên gia đánh giá lăng mộ của Tần Thủy Hoàng là một kiệt tác của nghệ thuật mai táng.