Năm 2002, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ giải mật một số tài liệu liên quan đến dự án tuyệt mật một thời được Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành vào những năm 1960 có tên "Mèo nghe lén" (Acoustic Kitty).Theo tài liệu được giải mật, vào năm 1961, Phòng nghiên cứu và phát triển của CIA triển khai dự án "Mèo nghe lén". Họ chọn mèo vì đây là động vật có trọng lượng nhỏ, có thể di chuyển nhẹ nhàng mà không thu hút sự chú ý.Các nhà khoa học nảy ra ý tưởng gắn một cục pin, máy ghi âm, ăng ten và thiết bị truyền dẫn lên những con mèo để chúng do thám Liên Xô. Sau khi nghiên cứu, chế tạo những thiết bị nhỏ bé để trang bị cho "Mèo nghe lén", các chuyên gia tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên mèo. Đồng thời, họ huấn luyện nhóm mèo "điệp viên".Sau vài lần kiểm tra, thử nghiệm, các nhà khoa học làm việc cho CIA đã cho mèo "điệp viên" thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở thủ đô Washington DC năm 1966.Tuy nhiên, ngay sau khi được thả xuống từ xe tải có chứa nhiều thiết bị do thám điện tử của CIA, con mèo bị xe taxi tông chết khi đang băng qua đường. Dù tốn 20 triệu USD cho dự án mật này nhưng CIA không nhận được kết quả như dự định. Năm 1967, dự án "Mèo nghe lén" bị hủy bỏ.Vào những năm đầu 1940, Lytle S. Adams - bác sĩ phẫu thuật nha khoa từ Irwin, Pennsylvania, Mỹ nảy ra ý tưởng dùng những con dơi mang bom cháy tấn công Nhật Bản. Ông đã trình bày ý tưởng sử dụng dơi làm vũ khí trong bức thư được gửi tới Nhà Trắng vào tháng 1/1942.Sau khi đọc bức thư, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và các quan chức đánh giá đây là ý tưởng khả thi. Vì vậy, Tổng thống Roosevelt phê duyệt kế hoạch phát triển bom dơi và giao cho không quân lục quân Mỹ đảm nhận. Sau nhiều thử nghiệm, nhóm chuyên gia chọn loài dơi không đuôi Mexico để thực hiện nhiệm vụ mang bom napalm.Mỗi con dơi nặng 14 gram có thể mang tải trọng 15 - 18 gram. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm thiết kế đã quyết định gắn quả bom vào dưới bụng con dơi. Theo kế hoạch, chúng sẽ được thả từ trên máy bay xuống rồi đậu bên dưới các mái hiên, gác mái...Quả bom do các con dơi mang theo được hẹn giờ để phát nổ. Khi phát nổ cùng lúc, chúng sẽ tạo ra đám cháy đủ để thiêu rụi mọi thứ. Kết quả thử nghiệm ban đầu khá tốt. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm ngày 15/5/1943 đã xảy ra sự cố khi những con dơi mang bom cháy vô tình bị thả ra rồi đậu dưới mái hiên và các bồn chứa nhiên liệu của căn cứ sân bay Lục quân Carlsbad, bang New Mexico. Điều này dẫn tới một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.Sau sự cố, dự án trên được chuyển cho Hải quân Mỹ vào tháng 8/1943 và được gọi là Dự án X-Ray. Vào tháng 12/1943, dự án được chuyển cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Dù đã chi khoảng 2 triệu USD nhưng Đô đốc Hạm đội Ernest J. King - Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ đã quyết định hủy bỏ dự án X-Ray sau khi nhận được báo cáo rằng dự án sẽ không sẵn sàng tham chiến cho đến giữa năm 1945.Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.
Năm 2002, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ giải mật một số tài liệu liên quan đến dự án tuyệt mật một thời được Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành vào những năm 1960 có tên "Mèo nghe lén" (Acoustic Kitty).
Theo tài liệu được giải mật, vào năm 1961, Phòng nghiên cứu và phát triển của CIA triển khai dự án "Mèo nghe lén". Họ chọn mèo vì đây là động vật có trọng lượng nhỏ, có thể di chuyển nhẹ nhàng mà không thu hút sự chú ý.
Các nhà khoa học nảy ra ý tưởng gắn một cục pin, máy ghi âm, ăng ten và thiết bị truyền dẫn lên những con mèo để chúng do thám Liên Xô. Sau khi nghiên cứu, chế tạo những thiết bị nhỏ bé để trang bị cho "Mèo nghe lén", các chuyên gia tiến hành thử nghiệm trực tiếp trên mèo. Đồng thời, họ huấn luyện nhóm mèo "điệp viên".
Sau vài lần kiểm tra, thử nghiệm, các nhà khoa học làm việc cho CIA đã cho mèo "điệp viên" thực hiện nhiệm vụ đầu tiên ở thủ đô Washington DC năm 1966.
Tuy nhiên, ngay sau khi được thả xuống từ xe tải có chứa nhiều thiết bị do thám điện tử của CIA, con mèo bị xe taxi tông chết khi đang băng qua đường. Dù tốn 20 triệu USD cho dự án mật này nhưng CIA không nhận được kết quả như dự định. Năm 1967, dự án "Mèo nghe lén" bị hủy bỏ.
Vào những năm đầu 1940, Lytle S. Adams - bác sĩ phẫu thuật nha khoa từ Irwin, Pennsylvania, Mỹ nảy ra ý tưởng dùng những con dơi mang bom cháy tấn công Nhật Bản. Ông đã trình bày ý tưởng sử dụng dơi làm vũ khí trong bức thư được gửi tới Nhà Trắng vào tháng 1/1942.
Sau khi đọc bức thư, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và các quan chức đánh giá đây là ý tưởng khả thi. Vì vậy, Tổng thống Roosevelt phê duyệt kế hoạch phát triển bom dơi và giao cho không quân lục quân Mỹ đảm nhận. Sau nhiều thử nghiệm, nhóm chuyên gia chọn loài dơi không đuôi Mexico để thực hiện nhiệm vụ mang bom napalm.
Mỗi con dơi nặng 14 gram có thể mang tải trọng 15 - 18 gram. Sau quá trình nghiên cứu, nhóm thiết kế đã quyết định gắn quả bom vào dưới bụng con dơi. Theo kế hoạch, chúng sẽ được thả từ trên máy bay xuống rồi đậu bên dưới các mái hiên, gác mái...
Quả bom do các con dơi mang theo được hẹn giờ để phát nổ. Khi phát nổ cùng lúc, chúng sẽ tạo ra đám cháy đủ để thiêu rụi mọi thứ. Kết quả thử nghiệm ban đầu khá tốt. Tuy nhiên, trong lần thử nghiệm ngày 15/5/1943 đã xảy ra sự cố khi những con dơi mang bom cháy vô tình bị thả ra rồi đậu dưới mái hiên và các bồn chứa nhiên liệu của căn cứ sân bay Lục quân Carlsbad, bang New Mexico. Điều này dẫn tới một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng.
Sau sự cố, dự án trên được chuyển cho Hải quân Mỹ vào tháng 8/1943 và được gọi là Dự án X-Ray. Vào tháng 12/1943, dự án được chuyển cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Dù đã chi khoảng 2 triệu USD nhưng Đô đốc Hạm đội Ernest J. King - Tổng tư lệnh Hải quân Mỹ đã quyết định hủy bỏ dự án X-Ray sau khi nhận được báo cáo rằng dự án sẽ không sẵn sàng tham chiến cho đến giữa năm 1945.
Mời độc giả xem video: CIA lên truyền hình chiêu mộ điệp viên. Nguồn: THĐT1.