Gia Cát Lượng nổi tiếng là quân sư túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông phò tá Lưu Bị và là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán.Khi phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng đưa ra những mưu kế, chính sách giúp quân đội nhà Thục giành được nhiều thắng lợi khiến Tào Tháo, Tôn Quyền phải dè chừng.Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiếp tục tận trung phò tá con trai ông là Lưu Thiện và nắm quyền lực lớn trong triều, xử lý chuyện triều chính. Dù đích thân 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn nhưng Gia Cát Lượng đều không giành được thắng lợi. Thất bại này của ông được một số chuyên gia tử vi cho rằng là do quân sư lỗi lạc này mang mệnh vô chính diệu. Do làm trái vận mệnh nên đây được cho chính là nguyên nhân khiến ông chỉ sống tới 54 tuổi.Theo quan điểm này, mệnh vô chính diệu là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ. Vậy nên, người mang mệnh này không thể làm người đứng đầu bộ máy quyền lực mà chỉ khi ở vị trí phò tá mới phát huy tối đa tài năng và sống thọ.Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua nhà vua.Do mang mệnh Vô chính diệu cho nên thời niên thiếu Gia Cát Lượng sống bình dị trong lều cỏ trên núi. Qua trung vận mới xuất thế và đi theo phò tá Lưu Bị từng bước gây dựng sự nghiệp lẫy lừng.Là người thông minh, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, Gia Cát Lượng ngồi trong trướng có thể vạch ra những kế sách vi diệu để từ đó điều binh khiển tướng giành nhiều thắng lợi vang dội.Gia Cát Lượng hiểu rõ bản thân mang mệnh Vô chính diệu nên luôn giữ đúng vị trí của mình là dưới Lưu Bị nhưng trên hàng vạn người.Thế nhưng, khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi nhưng kém tài nên Gia Cát Lượng phải giữ vai trò của người đứng đầu. Dù là Thừa tướng nhưng ông hầu như phải xử lý toàn bộ chuyện triều chính - công việc đáng ra của một quân vương.Các thầy tướng số nhận định Gia Cát Lượng đã làm việc không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Dù biết vậy nhưng ông không thể làm khác được vì đã hứa với Lưu Bị lúc lâm chung là sẽ phò tá ấu chúa, giúp nhà Thục hùng cường. Do làm trái mệnh vô chính diệu nên Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu khiến bản thân qua đời khi 54 tuổi.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Gia Cát Lượng nổi tiếng là quân sư túc trí đa mưu, liệu sự như thần. Ông phò tá Lưu Bị và là một trong những công thần khai quốc của nhà Thục Hán.
Khi phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng đưa ra những mưu kế, chính sách giúp quân đội nhà Thục giành được nhiều thắng lợi khiến Tào Tháo, Tôn Quyền phải dè chừng.
Thế nhưng, sau khi Lưu Bị qua đời, Khổng Minh tiếp tục tận trung phò tá con trai ông là Lưu Thiện và nắm quyền lực lớn trong triều, xử lý chuyện triều chính. Dù đích thân 6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn nhưng Gia Cát Lượng đều không giành được thắng lợi. Thất bại này của ông được một số chuyên gia tử vi cho rằng là do quân sư lỗi lạc này mang mệnh vô chính diệu. Do làm trái vận mệnh nên đây được cho chính là nguyên nhân khiến ông chỉ sống tới 54 tuổi.
Theo quan điểm này, mệnh vô chính diệu là cung mệnh không có chính tinh tọa thủ. Vậy nên, người mang mệnh này không thể làm người đứng đầu bộ máy quyền lực mà chỉ khi ở vị trí phò tá mới phát huy tối đa tài năng và sống thọ.
Gia Cát Lượng sinh vào giờ Tuất ngày 10/4 năm Tân Dậu. Mệnh Vô chính diệu an tại Mùi có Thái Dương ở Mão (mặt trời lúc bình minh) và Thái Âm ở Hợi (mặt trăng vằng vặc lúc nửa đêm) cả hai cùng hợp chiếu về mệnh. Đây là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh tá cửu trùng ư kim diện”. Người đắc cách này luôn luôn kề cận bên cửu trùng, quyền uy chỉ thua nhà vua.
Do mang mệnh Vô chính diệu cho nên thời niên thiếu Gia Cát Lượng sống bình dị trong lều cỏ trên núi. Qua trung vận mới xuất thế và đi theo phò tá Lưu Bị từng bước gây dựng sự nghiệp lẫy lừng.
Là người thông minh, trên thông thiên văn, dưới thông địa lý, Gia Cát Lượng ngồi trong trướng có thể vạch ra những kế sách vi diệu để từ đó điều binh khiển tướng giành nhiều thắng lợi vang dội.
Gia Cát Lượng hiểu rõ bản thân mang mệnh Vô chính diệu nên luôn giữ đúng vị trí của mình là dưới Lưu Bị nhưng trên hàng vạn người.
Thế nhưng, khi Lưu Bị qua đời, Lưu Thiện lên ngôi nhưng kém tài nên Gia Cát Lượng phải giữ vai trò của người đứng đầu. Dù là Thừa tướng nhưng ông hầu như phải xử lý toàn bộ chuyện triều chính - công việc đáng ra của một quân vương.
Các thầy tướng số nhận định Gia Cát Lượng đã làm việc không thích hợp với mệnh vô chính diệu. Dù biết vậy nhưng ông không thể làm khác được vì đã hứa với Lưu Bị lúc lâm chung là sẽ phò tá ấu chúa, giúp nhà Thục hùng cường. Do làm trái mệnh vô chính diệu nên Gia Cát Lượng gặp đại hạn ngộ Thái Tuế và một loạt sao xấu khiến bản thân qua đời khi 54 tuổi.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.