Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, Phủ Đại được coi là nơi khai sinh nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.Tương truyền, người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã đồn trú ở đây từ thuở cờ lau tập trận rèn luyện quân sĩ, xưng Vạn Thắng Vương cất binh đi dẹp loạn 12 sứ quân.Khi đã thống nhất giang sơn, vào ngày 10/3/968, Đinh Bộ Lĩnh đã cho lập đàn tế trời đất, bố cáo thiên hạ xưng tôn hiệu “Đại Thắng Minh Hoàng đế”, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là “Thái Bình”.Sau khi trở thành hoàng đế đầu tiên của nước Việt, Đinh Tiên Hoàng đế đã ngự tại nơi này trong thời gian xây hành cung Hoa Lư.Trên nền đất mà vua Đinh từng xưng hoàng đế và lập nước Đại Cồ Việt, sau này nhân dân trong vùng đã xây phủ thờ để tưởng nhớ ông cùng vương triều Đinh, được gọi là Phủ Đại.Ngày nay di tích Phủ Đại có các phủ thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần nhà Đinh, nằm trong khung cảnh núi rừng nguyên sơ và hùng vĩ.Phía sau phủ có lối mòn dẫn lên hang Đại, cũng là một di tích lịch sử của triều Đinh. Đây là nơi quân sĩ triều Đinh túc trực để bảo vệ cửa ngõ kinh đô Hoa Lư và linh khí của nơi lập quốc.Ngay tại cửa hang động này, khách thập phương có thể thưởng thức những ngụm nước mát lành nhỏ xuống từ nhũ đá ngàn tuổi.Trên lối lên hang Đại có giếng Rồng, tương truyền là nguồn nước mà vua Đinh và quân sĩ đã sử dụng thưở bắt đầu gây dựng sự nghiệp.Gần hang Đại có giếng Giải Oan, được coi là nơi âm dương ngũ hành hòa hợp, trần thế giao thoa với âm cung, những linh hồn chết oan uổng được giải thoát.Cạnh phủ thờ có một hang động xuyên thủy, được gọi là hang Luồn. Hang động này xưa kia là thủy đạo dẫn vào khu nội thành Hoa Lư, cách đó 300 mét.Rất nhiều cổ vật của nhà Đinh đã được tìm thấy quanh khu vực Phủ Đại và được lưu giữ tại nơi đây, gồm các loại đồ gốm, gạch có hoa văn, tiền đồng, binh khí các loại...Theo một giai thoại, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại và Lê Hoàn nắm quyền, tướng sĩ trung thành với nhà Đinh đã đốt hủy doanh trại, đập bỏ vật dụng và tự sát tập thể vì không chấp nhận thờ hai chủ.Trong lịch sử Việt Nam, Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên, đặt nền móng chính thống cho các triều đại phong kiến nước Việt.Từ sau thời vua Đinh Tiên Hoàng, các nhà cai trị Việt Nam không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế, thể hiện sự độc lập tự chủ với phương Bắc. Điều này được duy trì cho đến hết thời nhà Nguyễn, hơn 1.000 năm sau.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Nằm ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, Phủ Đại được coi là nơi khai sinh nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.
Tương truyền, người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã đồn trú ở đây từ thuở cờ lau tập trận rèn luyện quân sĩ, xưng Vạn Thắng Vương cất binh đi dẹp loạn 12 sứ quân.
Khi đã thống nhất giang sơn, vào ngày 10/3/968, Đinh Bộ Lĩnh đã cho lập đàn tế trời đất, bố cáo thiên hạ xưng tôn hiệu “Đại Thắng Minh Hoàng đế”, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy niên hiệu là “Thái Bình”.
Sau khi trở thành hoàng đế đầu tiên của nước Việt, Đinh Tiên Hoàng đế đã ngự tại nơi này trong thời gian xây hành cung Hoa Lư.
Trên nền đất mà vua Đinh từng xưng hoàng đế và lập nước Đại Cồ Việt, sau này nhân dân trong vùng đã xây phủ thờ để tưởng nhớ ông cùng vương triều Đinh, được gọi là Phủ Đại.
Ngày nay di tích Phủ Đại có các phủ thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần nhà Đinh, nằm trong khung cảnh núi rừng nguyên sơ và hùng vĩ.
Phía sau phủ có lối mòn dẫn lên hang Đại, cũng là một di tích lịch sử của triều Đinh. Đây là nơi quân sĩ triều Đinh túc trực để bảo vệ cửa ngõ kinh đô Hoa Lư và linh khí của nơi lập quốc.
Ngay tại cửa hang động này, khách thập phương có thể thưởng thức những ngụm nước mát lành nhỏ xuống từ nhũ đá ngàn tuổi.
Trên lối lên hang Đại có giếng Rồng, tương truyền là nguồn nước mà vua Đinh và quân sĩ đã sử dụng thưở bắt đầu gây dựng sự nghiệp.
Gần hang Đại có giếng Giải Oan, được coi là nơi âm dương ngũ hành hòa hợp, trần thế giao thoa với âm cung, những linh hồn chết oan uổng được giải thoát.
Cạnh phủ thờ có một hang động xuyên thủy, được gọi là hang Luồn. Hang động này xưa kia là thủy đạo dẫn vào khu nội thành Hoa Lư, cách đó 300 mét.
Rất nhiều cổ vật của nhà Đinh đã được tìm thấy quanh khu vực Phủ Đại và được lưu giữ tại nơi đây, gồm các loại đồ gốm, gạch có hoa văn, tiền đồng, binh khí các loại...
Theo một giai thoại, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại và Lê Hoàn nắm quyền, tướng sĩ trung thành với nhà Đinh đã đốt hủy doanh trại, đập bỏ vật dụng và tự sát tập thể vì không chấp nhận thờ hai chủ.
Trong lịch sử Việt Nam, Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên, đặt nền móng chính thống cho các triều đại phong kiến nước Việt.
Từ sau thời vua Đinh Tiên Hoàng, các nhà cai trị Việt Nam không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế, thể hiện sự độc lập tự chủ với phương Bắc. Điều này được duy trì cho đến hết thời nhà Nguyễn, hơn 1.000 năm sau.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.