Làng Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội: Nổi tiếng với món giò chả trứ danh, làng cổ Ước Lễ là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nhiều công trình nhà cổ tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khi đặt chân đến làng cổ Ước Lễ, du khách sẽ bị choáng ngợp và thu hút bởi những nét kiến trúc độc đáo, hấp dẫn mang dấu ấn của thời gian khắc họa trên từng bức tường, viên gạch.Đến với làng Ước Lễ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình cổng làng mang đậm dấu ấn Việt với kết cấu vòm truyền thống. Đó là sự gắn kết những viên gạch đỏ vững chãi cùng vòm mái cong vút giống như các mái đình chùa cổ ở Việt Nam. Phía trên gác cổng làng có treo bức đại tự: “Mỹ Tục Khả Phong” tức nghĩa là “Phong tục đẹp được ban tặng”. Người dân tại làng Ước Lễ truyền tai rằng, vào năm Tự Đức thứ 33 (tức 1880) vua Tự Đức kinh lý phương bắc đã ban tặng danh hiệu cao quý này cho 6 làng của Hà Tây (cũ), trong đó có Ước Lễ. Làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội: Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 15km, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, được nhiều người biết đến với cái tên “Làng doanh nhân”. Nguồn gốc ra đời cái tên này bắt nguồn từ thế kỷ 19, khi ấy người dân trong làng làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt có điều kiện để xây nhiều nhà đẹp vì vậy mà cái tên “Làng doanh nhân” cũng bắt nguồn từ đó. Đặc biệt, làng cổ Cự Đà còn là làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được đánh số nhà, có biển ghi tên ngõ, xóm như hiện nay.Cho đến thời điểm hiện tại, làng cổ Cự Đà vẫn vẹn nguyên lối kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ. Không những vậy, tại làng Cự Đà còn có đình, chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 với lối kiến trúc cổ kính. Làng Cựu, Phú Xuyên, Hà Nội: Là ngôi làng có hơn 500 năm tuổi, làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với những biệt thự được xây dựng đan xen giữa kiến trúc Việt cổ và Pháp tạo nên sự độc đáo.Nếu có dịp ghé thăm ngôi làng cổ này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con đường nhỏ trong ngõ được “lát” bằng đá hộp xanh bóng nhẵn, phẳng lì. Đặc biệt, cổng làng Cựu được xây dựng theo kiểu tam quan của lối kiến trúc đình chùa cổ. Phía trên cổng được đặt một đôi kỳ lân cùng hai con chó giữ cổng. Phía mặt trong của cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết rất lạ cùng những hàng chữ nho mực đen đã nhạt màu.
Làng Ước Lễ, Thanh Oai, Hà Nội: Nổi tiếng với món giò chả trứ danh, làng cổ Ước Lễ là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nhiều công trình nhà cổ tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại. Khi đặt chân đến làng cổ Ước Lễ, du khách sẽ bị choáng ngợp và thu hút bởi những nét kiến trúc độc đáo, hấp dẫn mang dấu ấn của thời gian khắc họa trên từng bức tường, viên gạch.
Đến với làng Ước Lễ, du khách sẽ được chiêm ngưỡng công trình cổng làng mang đậm dấu ấn Việt với kết cấu vòm truyền thống. Đó là sự gắn kết những viên gạch đỏ vững chãi cùng vòm mái cong vút giống như các mái đình chùa cổ ở Việt Nam. Phía trên gác cổng làng có treo bức đại tự: “Mỹ Tục Khả Phong” tức nghĩa là “Phong tục đẹp được ban tặng”. Người dân tại làng Ước Lễ truyền tai rằng, vào năm Tự Đức thứ 33 (tức 1880) vua Tự Đức kinh lý phương bắc đã ban tặng danh hiệu cao quý này cho 6 làng của Hà Tây (cũ), trong đó có Ước Lễ.
Làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội: Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 15km, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, được nhiều người biết đến với cái tên “Làng doanh nhân”. Nguồn gốc ra đời cái tên này bắt nguồn từ thế kỷ 19, khi ấy người dân trong làng làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt có điều kiện để xây nhiều nhà đẹp vì vậy mà cái tên “Làng doanh nhân” cũng bắt nguồn từ đó. Đặc biệt, làng cổ Cự Đà còn là làng cổ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam được đánh số nhà, có biển ghi tên ngõ, xóm như hiện nay.
Cho đến thời điểm hiện tại, làng cổ Cự Đà vẫn vẹn nguyên lối kiến trúc của đồng bằng Bắc Bộ. Không những vậy, tại làng Cự Đà còn có đình, chùa được xây dựng từ thế kỷ 17 với lối kiến trúc cổ kính.
Làng Cựu, Phú Xuyên, Hà Nội: Là ngôi làng có hơn 500 năm tuổi, làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là ngôi làng nổi tiếng với những biệt thự được xây dựng đan xen giữa kiến trúc Việt cổ và Pháp tạo nên sự độc đáo.
Nếu có dịp ghé thăm ngôi làng cổ này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những con đường nhỏ trong ngõ được “lát” bằng đá hộp xanh bóng nhẵn, phẳng lì. Đặc biệt, cổng làng Cựu được xây dựng theo kiểu tam quan của lối kiến trúc đình chùa cổ. Phía trên cổng được đặt một đôi kỳ lân cùng hai con chó giữ cổng. Phía mặt trong của cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết rất lạ cùng những hàng chữ nho mực đen đã nhạt màu.