Chuyến khám phá định mệnh
Năm 1959, một nhóm 10 nhà khoa học làm việc tại Viện Bách khoa Ural, nay là Đại học Kỹ thuật quốc gia Ural (Nga), lên ý tưởng thực hiện một cuộc thử nghiệm về tác động của độ cao và thời tiết khắc nghiệt đối với cơ thể người.
Họ bằng cách tổ chức leo lên ngọn núi Kholat Syakhl (dân địa phương gọi là "Ngọn núi tử thần”) có độ cao 1.895m, nằm về phía bắc của dãy Ural.
Sáng ngày 1/2, nhóm thám hiểm bắt đầu thực hiện việc leo núi. Theo kế hoạch, cả nhóm sẽ cố leo đến một ngọn núi ở độ cao 565m ngay trong ngày và cắm trại qua đêm tại đây.
|
Người kỹ sư trẻ, trưởng nhóm, Igor Dyatlov. |
Tuy nhiên, do gặp bão tuyết nên họ bị mất phương hướng và đi lạc đến một đèo nằm ở phía bên kia sườn của ngọn Kholat. Và khi biết bị nhầm, nhóm trưởng Dyatlov ra lệnh cho cả nhóm hạ trại qua đêm tại đây.
Nếu tôi có thể cầu xin Chúa một điều thì đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi chuyện gì đã thực sự xảy ra với các bạn tôi vào cái đêm định mệnh đó?”, Yury Yudin, thành viên thứ 10 của cuộc thám hiểm, do bị ốm nên đã quay về vài ngày sau khi khởi hành chuyến đi. Số phận những người bạn ông vẫn còn là một bí ẩn đau thương.
Yudin và 9 người bạn khởi hành chuyến đi vào ngày 23/1/1959. Đích đến của họ là đỉnh Otorten ở phía bắc Ural. Anh và 8 sinh viên khác đến từ Đại học Bách khoa Ural ở Ekaterinburg, nằm trong khu vực Sverdlovsk, cách Moscow 1.900 km về phía đông. Hồi đó, thành phố này vẫn được gọi là Sverdlovsk, là nơi Sa hoàng và gia đình ông đã chết sau cuộc Cách mạng Nga.
|
Câu chuyện đã được dựng thành phim. |
Thập kỷ 1950 chứng kiến sự bùng nổ trào lưu “du lịch thể thao” ở Nga, khi đất nước bắt đầu thoát khỏi thời kỳ hậu chiến với chính sách thắt lưng buộc bụng. Sự kết hợp du lịch với các môn thể thao như trượt tuyết, leo núi, phiêu lưu mạo hiểm là một cách giúp cư dân Xô Viết cũ thoát ra những gánh nặng lo toan của cuộc sống hàng ngày, gần gũi với thiên nhiên và dành thời gian bên những người bạn thân thiết.
Nhóm sinh viên trường Bách khoa Ural là các thành viên có kinh nghiệm của CLB Du lịch thể thao do Igor Dyatlov, 23 tuổi, dẫn đầu và thực hiện chuyến thám hiểm bằng trượt tuyết và leo núi. Lộ trình của họ sẽ dẫn tới đỉnh Otorten ở độ cao hơn 1.100 m trên mực nước biển, được gọi là “Tuyến 3” – lộ trình nguy hiểm nhất vào thời gian đó của năm.
Đến ngày 23/1, nhóm 10 người bắt đầu chuyến thám hiểm dự kiến kéo dài 3 tuần xuyên quốc gia. Họ đi tàu hỏa đến Ivdel vào ngày 25/1, sau đó chuyển sang xe tải tới Vizhai, là điểm dừng chân cuối cùng ở vùng đồng bằng trước khi bắt đầu leo núi Otorten. Họ bắt đầu leo núi ngày 27/1. Tuy nhiên, đến ngày 28/1 thì Yudin bị bệnh và phải quay về nên 9 người còn lại tiếp tục cuộc hành trình mà không có anh. Yudin không bao giờ ngờ rằng đó là lần cuối cùng anh nhìn thấy các bạn của mình còn sống.
Theo kế hoạch, cả nhóm sẽ trở lại Vizhai vào ngày 12/2/1959 và từ địa điểm đó Dyatlov sẽ gửi một bức điện tín đến câu lạc bộ Thể thao của trường để thông báo rằng họ đến nơi an toàn. Chẳng ai nghi ngờ rằng sẽ không có bức điện tín đó như dự định vì các thành viên của nhóm đều là những vận động viên trượt tuyết rất kinh nghiệm.
Đến ngày 20/2, vì những người thân của các sinh viên tỏ ra rất lo lắng nên nhà trường cử một đội tìm kiếm và cứu hộ bao gồm các giáo viên và sinh viên tình nguyện của trường, tiếp theo đó là lực lượng cảnh sát và quân đội vào cuộc, cùng với máy bay và trực thăng
|
Khu lều rách nát của nhóm leo núi. |
Những điều kỳ lạ trong cái chết của 9 nhà khoa học
Sau gần một tuần tìm kiếm trong thời tiết lạnh giá, khắc nghiệt, đến ngày 26/2, những người cứu hộ đã đến được địa điểm hạ trại của nhóm thám hiểm.
Sau 2 tháng kiếm tìm vô vọng, ngày 4/5, sự ấm áp của mùa xuân đã phá tan băng, tuyết. Công cuộc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn. Trong cuộc ra quân này, đoàn cứu hộ đã phát hiện thêm những nạn nhân tiếp theo bị vứt dưới những khe núi cách xa lều hàng ký lô mét.
Đầu tiên, đoàn phát hiện Doroshenko và Krivonischenko bị treo trên những nhánh thông cổ thụ dưới một khe núi. Tiếp theo là giảng viên Alexander Zolotaryov, kỹ sư Nicolas Thibeaux- Brignollel và sinh viên Alexander Kolevatov và Ludmila Dubinina bị vùi sâu dưới hàng chục mét băng tuyết. Những nghiên cứu thi thể cho thấy: các nạn nhân chết vì bị chấn thương rất nặng. Hộp sọ của Slobodin và Thibeaux Brignollel có dấu hiệu bị đập vỡ bằng một vật nặng.
|
Thi thể của 9 nạn nhân được tìm thấy và không rõ nguyên nhân gây ra cái chết. |
Trong khi đó, lồng ngực của Zolotarev và Dubunina bẹp dúm, toàn bộ xương sườn bị bẻ gãy, lục phủ ngũ tạng vỡ nát. Riêng Dubunina, ngoài bộ ngực bẹp dúm, cái xác của cô cũng không có chiếc lưỡi. những nỗ lực tìm kiếm phần thi thể khiếm khuyết không bao giờ có kết quả. Tuy nhiên, cơ thể các nạn nhân không hề xuất hiện dấu vết của sự xung đột. Ngoài những vết thương dẫn đến cái chết tức thì, cơ thể họ không có các vết xước, bầm…
Một điều khác lạ so với những nạn nhân trước là những thi thể này đều có đầy đủ quần áo. Tuy nhiên, có những xáo trộn đặc biệt trang phục giữa các thành viên. Thậm chí, họ còn chưa kịp cài khuy, lên dây kéo… Điều này chứng tỏ, những người này đã mặc y phục trong tình trạng hoảng loạn.
Những nạn nhân sau khi chết, dù được phát hiện trước hay sau, dù khi sống có màu da, tóc khác nhau nhưng sau khi chết da họ cùng có màu cam bất thường, tóc chuyển sang màu xám tro. Đặc biệt, những cái xác được khẳng định bị nhiễm xạ ở mức độ nặng. Những cái chết thương tâm gieo rắc vào lòng người sống những nỗi sợ vô hình, những bí hiểm không lời giải đã trở thành lời thách thức không khoan nhượng đối với nền khoa học.
Mặc dù còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, cuộc điều tra đã khép lại vào cuối tháng và hồ sơ vụ này được gửi đến cơ quan lưu trữ bí mật. Câu chuyện còn kỳ bí hơn khi những người trượt tuyết và các nhà thám hiểm khác bị cấm vào khu vực này trong 3 năm tiếp sau đó.