Dưới thời phong kiến, Hòa Thân (1750 - 1799) là một tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Bằng sự thông minh, khôn khéo, ông được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng. Thậm chí, dù biết Hòa Thân phạm nhiều tội nhưng ông hoàng này vẫn nhắm mắt bỏ qua.Nhờ được vua Càn Long trọng dụng và che chở, Hòa Thân thăng quan tiến chức rất nhanh. Từ một thị vệ, Hòa Thân được giao nhiều chức vụ quan trọng như: Thị lang bộ hộ, Đại thần quân cơ xứ, Thượng thư bộ hộ, Đại thần ngự tiền kiêm Đô thống...Với quyền lực lớn trong tay, tham quan Hòa Thân gây ra nhiều "sóng gió" trong triều đình. Thậm chí, ông cả gan chèn ép, hãm hại những viên quan thanh liêm, chính trực dũng cảm đứng lên vạch tội ông.Mặc dù là người quyền lực như vậy nhưng tham quan Hòa Thân lại không khám lộng hành khi đứng trước một người. Đó là tướng quân A Quế. Theo sử sách, tướng quân A Quế được vua Càn Long coi trọng đến mức cho phép ông cưỡi ngựa ra vào Tử Cấm Thành. Đây là đặc quyền chỉ dành cho một số ít trọng thần có công lớn với triều đình.Tướng quân A Quế dốc sức cho triều đình từ thời hoàng đế Ung Chính, sau đó là vua Càn Long và lập được nhiều công lao to lớn trên chiến trường. Trong số này có việc ông có công giúp vua Càn Long dẹp yên các cuộc phản loạn và sự quấy nhiễu của những bộ tộc vùng biên giới.Thêm nữa, Tướng quân A Quế ghi danh vào lịch sử khi dẹp tan cuộc phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác, Tân Cương nên được nhà vua trọng thưởng lớn.Hòa Thân vào triều làm quan sau Tướng quân A Quế sau hàng chục năm. Do vậy, vị tướng quân này có địa vị rất vững chắc trong triều khiến Hòa Thân không thể xem thường.Vào năm Càn Long thứ 38 (1773), tướng quân A Quế nhậm chức Thống lĩnh Quân cơ xứ. Ba năm sau, ông được phong làm Nhất đẳng Thành Mưu Anh Dũng công, Đại học sĩ, Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ.Không những vậy, tướng quân A Quế là người chính trị nên rất ghét quan tham nhũng, sa đọa. Do đó, ông cố gắng tìm các bằng chứng nhằm vạch tội Hòa Thân.Tướng quân A Quế nắm binh quyền lớn trong tay và có địa vị vững chắc trong triều đình nên Hòa Thân dù ghét ông cũng không dám làm gì quá phận. Do vậy, mỗi khi gặp mặt vị tướng quân này, Hòa Thân đều cẩn trọng trong từng lời nói, hành động và không dám hống hách.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời phong kiến, Hòa Thân (1750 - 1799) là một tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Bằng sự thông minh, khôn khéo, ông được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng. Thậm chí, dù biết Hòa Thân phạm nhiều tội nhưng ông hoàng này vẫn nhắm mắt bỏ qua.
Nhờ được vua Càn Long trọng dụng và che chở, Hòa Thân thăng quan tiến chức rất nhanh. Từ một thị vệ, Hòa Thân được giao nhiều chức vụ quan trọng như: Thị lang bộ hộ, Đại thần quân cơ xứ, Thượng thư bộ hộ, Đại thần ngự tiền kiêm Đô thống...
Với quyền lực lớn trong tay, tham quan Hòa Thân gây ra nhiều "sóng gió" trong triều đình. Thậm chí, ông cả gan chèn ép, hãm hại những viên quan thanh liêm, chính trực dũng cảm đứng lên vạch tội ông.
Mặc dù là người quyền lực như vậy nhưng tham quan Hòa Thân lại không khám lộng hành khi đứng trước một người. Đó là tướng quân A Quế. Theo sử sách, tướng quân A Quế được vua Càn Long coi trọng đến mức cho phép ông cưỡi ngựa ra vào Tử Cấm Thành. Đây là đặc quyền chỉ dành cho một số ít trọng thần có công lớn với triều đình.
Tướng quân A Quế dốc sức cho triều đình từ thời hoàng đế Ung Chính, sau đó là vua Càn Long và lập được nhiều công lao to lớn trên chiến trường. Trong số này có việc ông có công giúp vua Càn Long dẹp yên các cuộc phản loạn và sự quấy nhiễu của những bộ tộc vùng biên giới.
Thêm nữa, Tướng quân A Quế ghi danh vào lịch sử khi dẹp tan cuộc phản loạn Đại Tiểu Hòa Trác, Tân Cương nên được nhà vua trọng thưởng lớn.
Hòa Thân vào triều làm quan sau Tướng quân A Quế sau hàng chục năm. Do vậy, vị tướng quân này có địa vị rất vững chắc trong triều khiến Hòa Thân không thể xem thường.
Vào năm Càn Long thứ 38 (1773), tướng quân A Quế nhậm chức Thống lĩnh Quân cơ xứ. Ba năm sau, ông được phong làm Nhất đẳng Thành Mưu Anh Dũng công, Đại học sĩ, Đô thống Mãn Châu Chính Hồng kỳ.
Không những vậy, tướng quân A Quế là người chính trị nên rất ghét quan tham nhũng, sa đọa. Do đó, ông cố gắng tìm các bằng chứng nhằm vạch tội Hòa Thân.
Tướng quân A Quế nắm binh quyền lớn trong tay và có địa vị vững chắc trong triều đình nên Hòa Thân dù ghét ông cũng không dám làm gì quá phận. Do vậy, mỗi khi gặp mặt vị tướng quân này, Hòa Thân đều cẩn trọng trong từng lời nói, hành động và không dám hống hách.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.