Trong xã hội phong kiến, khi tư tưởng trọng nam khinh nữ vô cùng nặng nề thì việc đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Thậm chí, hậu cung của hoàng đế còn có tới hàng ngàn mỹ nhân tuyệt sắc.
Nhà thơ Bạch Cư Dị trong “Trường Hận Ca" từng viết: "Hậu cung giai lệ tam thiên nhân, tam thiên sủng ái tại nhất thân" (tạm dịch "Mỹ nhân hậu cung có ba ngàn, đế vương chỉ sủng ái mình nàng mà thôi". Ý chỉ trong hậu cung của Đường Huyền Tông có vô số giai nhân thế nhưng ông chỉ yêu duy nhất một mình Dương Quý Phi. Trong sử sách cũng ghi, thời xưa số lượng phi tần vô cùng đông đúc, căn bản muốn thị tẩm toàn bộ là điều không thể. Do đó có những người phụ nữ cả đời không biết mặt hoàng đế nhưng họ vẫn phải "thủ thân như ngọc" cho bậc cửu ngũ chí tôn.
Tuy nhiên, sống trong cảnh “cá chậu, chim lồng”, khuê phòng lạnh lẽo khiến không ít phi tần đánh mất bản thân. Ngay cả khi họ không phải là người được vua sủng ái nhưng vẫn phải nhận kết cục bi thảm vì đã “một dạ hai lòng”.
Chẳng hạn như Từ Chiêu Bội, vợ cả của Lương Nguyên Đế Tiêu Dịch thời Nam Bắc triều. Tiêu Dịch vốn được biết đến là vị vua tài hoa. Không chỉ am hiểu thi ca, âm luật, ông còn viết chữ rất đẹp. Tuy nhiên vị hoàng đế này lại có ngoại hình không được ưa nhìn với một bên mắt bị mù. Trong khi đó, Từ Chiêu Bội - vợ cả của ông – nổi tiếng với nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn”, được nhiều đàn ông thèm muốn.
Cuộc hôn nhân của cả hai người vì thế cũng chẳng hề mặn nồng. Khi Tiêu Dịch mải mê với những người đẹp khác, Từ Chiêu Bội cũng bắt đầu tìm kiếm nhân tình để khỏa lấp nỗi cô đơn.
|
Ảnh minh họa. |
Người tình đầu tiên của bà là một hòa thượng phong lưu ở chùa Dao Quang tại Kinh Châu. Lương Nguyên Đế khi biết chuyện lại không có ý bóc trần sự việc, song Từ Chiêu Bội không nhận ra sai lầm mà kết lần này đến lần khác phạm tội tày đình. Sau mối tình vụng trộm với vị hoà thượng Từ Chiêu Bội chuyển sang để ý tới vị đại thần có vẻ ngoài hết sức khôi ngô, tuấn tú trong triều. Chưa dừng lại, bà còn qua lại với một thi nhân nổi tiếng thời đó là Hạ Huy. Người Trung Quốc có câu "Từ nương bán lão" để mô tả người phụ nữ có tuổi nhưng vẫn đa tình, cũng xuất phát từ sự việc của Từ Chiêu Bội.
|
Lương Nguyên Đế có cách trả thù vợ vô cùng cao tay. (Ảnh minh họa) |
Đường đường là người đứng đầu thiên hạ nhưng lại bị vợ "cắm sừng" không chỉ một lần khiến Tiêu Dịch vô cùng tức giận. Ông sai người đốt chùa Dao Quang, thiêu chết tình địch trước mặt chính thất, khiến bà như trở nên phát điên. Vị vua nhà Lương còn mượn cớ vu oan vợ mình hãm hại một cung nữ để bắt bà phải tự vẫn rồi trả xác Từ Chiêu Bội về nhà bố mẹ đẻ. Thậm chí, ông đã tự tay viết lại câu chuyện trăng hoa của vợ để toàn thiên hạ và người đời sau đều biết.
|
Hoàng hậu Uyển Dung và Hoàng đế Phổ Nghi. (Ảnh tư liệu) |
Uyển Dung, vợ của Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ phong kiến quân chủ của Trung Hoa, cũng chịu kết cục bi đát vì trót ngoại tình. Theo lệnh của Từ Hi Thái hậu thì Phổ Nghi đã phải lập hậu từ năm 15 tuổi. Tuy nhiên, tận 2 năm sau, ông mới chính thức cưới người vợ đầu tiên là Uyển Dung. Dù có một hôn lễ xa hoa song đêm “động phòng hoa chúc” đã kết thúc bằng việc vị vua trẻ tuổi cảm thấy ngột ngạt rồi chạy vội về điện Dưỡng Tâm. Bị chồng đối xử lạnh nhạt Uyển Dung phát sinh quan hệ ngoài luồng với người đàn ông họ Lý làm giúp việc cho chồng mình và còn hạ sinh ra một bé gái. Biết chuyện Phổ Nghi tức giận hành hạ con nuôi của vợ, còn Uyển Dung thì bị giam cầm. Chính vì thế cuộc đời của Uyển Dung ngày càng bế tắc. Bà qua đời với một thân thể tàn tạ do suy dinh dưỡng và cơn đói thuốc phiện hành hạ ở tuổi 39.
Khi phát hiện bị “cắm sừng”, Nỗ Nhĩ Cáp Xích - vị vua đầu tiên của nhà Thanh- lại có cách xử lý vô cùng cao tay. Ông vốn có mối quan hệ hết sức phức tạp với người vợ kém nhiều tuổi A Ba Hợi của mình. Tròn 12 tuổi A Ba Hợi được gả cho Thanh Thái tổ khi đó đã ngoài 60.
|
Nữ diễn viên Trần Hân Dư thủ vai A Ba Hợi trong phim Độc bộ thiên hạ. |
Chán ghét người chồng đáng tuổi ông, A Ba Hợi nảy ra ý định tìm đến những người đàn ông khác trẻ trung hơn. Song để giữ được tính mạng, bà quyết định chọn “người tình” chính là những người con của chồng. “Giấy không gói được lửa”, việc ngoại tình với vị hoàng tử cả Đại Thiện và vị con thứ tư Hoàng Thái Cực của A Ba Hợi bị những người vợ khác phát hiện và nói với Nỗ Nhĩ Cáp Xích không lâu sau đó.
Dù không trực tiếp trừng phạt A Ba Hợi song Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã có những tính toán hết sức sâu sa về việc chia sẻ quyền lực sau khi mình qua đời dành cho vợ và các con. Người vợ dám “cắm sừng” Thanh Thái tổ sau đó đã bị bốn vị thân vương con chồng ép phải thắt cổ tự vẫn để đảm bảo quyền lực cho bản thân.
Tuy nhiên trong lịch sử cũng từng chứng kiến số ít hoàng đế lại "tự cắm sừng" mình. Theo nhiều nguồn tin, Lưu Minh Đế Lưu Úc không có khả năng sinh sản nên thường đem phi tần trao cho các thuộc hạ của mình, sau khi họ có thai, ông sẽ đón về nuôi nấng. Trong một lần say rượu ông đã trao người thiếp tên Trần Diệu Đăng cho cận thần Lý Đạo Nhi. Một năm sau, Lưu Úc đón người thiếp đang mang thai về cung rồi sinh ra một người con trai tên là Lưu Dục. Sau này Lưu Minh Đế còn phong Lưu Dục làm hoàng thái tử.