Trùm phát xít Hitler là nhà lãnh đạo độc tài, hung ác khét tiếng thế giới. Sau khi nên nắm quyền ở Đức những năm 1930 - 1940, y đã ra lệnh thực hiện nhiều cuộc thảm sát đẫm máu khiến hàng triệu người chết. Không những vậy, y còn đẩy nước Đức và nhiều nước khác vào Thế chiến 2.Là người đứng đầu chính quyền Đức quốc xã và gây ra nhiều tội ác chống lại nhân loại, nhà độc tài Hitler trở thành kẻ thù của hàng triệu người. Theo đó, nhiều vụ ám sát nhằm vào y được một số cá nhân, tổ chức thực hiện.Theo ước tính, Hitler đối mặt với hơn 40 vụ ám sát. Trong số này, một số người sẵn sàng liều cả tính mạng để có thể đoạt mạng trùm phát xít Đức.Tuy nhiên, tất cả các vụ ám sát nhằm vào Hitler đều thất bại vì nhiều lý do. Trong số những người muốn thủ tiêu trùm phát xít có cả một số sĩ quan làm việc trong quân đội Đức quốc xã.Điển hình là trường hợp của Trung úy Ewald-Heinrich von Kleist-Schmenzin. Ông gia nhập hàng ngũ của Hitler nhưng lên án chủ nghĩa phát xít và những tội ác do Đức quốc xã gây ra cho người dân.Vì vậy tới năm 1944, Von Kleist được Đại tá Claus von Stauffenberg tiếp cận và đồng ý tham gia chiến dịch Valkyrie nhằm ám sát Hitler, lật đổ chế độ Đức quốc xã.Trong vai trò là trợ lý quân nhu trong Tổng hành dinh, Von Kleist dự định sẽ ám sát Hitler khi đích thân trình bày mẫu quân phục mới với Quốc trưởng Hitler. Theo kế hoạch, trong chiếc thắt lưng thuộc bộ quân phục sẽ nhét đầy thuốc nổ TNT. Khi đến thời điểm thích hợp, Trung úy Von Kleist sẽ cho nổ nhằm đoạt mạng Hitler mà không màng an nguy của bản thân.Về sau, nhóm của Đại tá Stauffenberg thay đổi kế hoạch khi dự định mang chiếc vali chứa đầy thuốc nổ vào phòng họp của Hitler tại Hang sói ở Đông Phổ ngày 20/7/1944.Đến ngày chót, Đại tá Stauffenberg giành lấy sứ mạng nguy hiểm trên thay vì giao cho Trung úy Von Kleist thực hiện. Tuy nhiên, một sĩ quan phát xít Đức vô tình di chuyển chiếc vali ra vị trí khác trong phòng họp nên khi bom nổ, Hitler chỉ bị thương nhẹ.Sau sự kiện này, Hitler ra lệnh cho cấp dưới truy quét và bắt giữ hơn 7.000 người, bao gồm nhiều binh sĩ, sĩ quan Đức quốc xã. Trong số này, gần 5.000 người bị xử tử. Trung úy Von Kleist thoát được án tử nhưng bị phát xít Đức đưa đi đày tại trại tập trung Ravensbruck.Hitler cũng đối mặt với nhiều vụ ám sát nguy hiểm khác khi phát biểu trước đám đông. Tuy nhiên, những người ám sát đều không thành công vì trùm phát xít đột nhiên di chuyển khỏi vị trí phát biểu hay thay đổi lịch trình vào phút chót...Theo đó, hàng chục âm mưu ám sát Hitler "tan thành mây khói". Một số chuyên gia nhận định trùm phát xít là mục tiêu khó bị thủ tiêu nhất. Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.
Trùm phát xít Hitler là nhà lãnh đạo độc tài, hung ác khét tiếng thế giới. Sau khi nên nắm quyền ở Đức những năm 1930 - 1940, y đã ra lệnh thực hiện nhiều cuộc thảm sát đẫm máu khiến hàng triệu người chết. Không những vậy, y còn đẩy nước Đức và nhiều nước khác vào Thế chiến 2.
Là người đứng đầu chính quyền Đức quốc xã và gây ra nhiều tội ác chống lại nhân loại, nhà độc tài Hitler trở thành kẻ thù của hàng triệu người. Theo đó, nhiều vụ ám sát nhằm vào y được một số cá nhân, tổ chức thực hiện.
Theo ước tính, Hitler đối mặt với hơn 40 vụ ám sát. Trong số này, một số người sẵn sàng liều cả tính mạng để có thể đoạt mạng trùm phát xít Đức.
Tuy nhiên, tất cả các vụ ám sát nhằm vào Hitler đều thất bại vì nhiều lý do. Trong số những người muốn thủ tiêu trùm phát xít có cả một số sĩ quan làm việc trong quân đội Đức quốc xã.
Điển hình là trường hợp của Trung úy Ewald-Heinrich von Kleist-Schmenzin. Ông gia nhập hàng ngũ của Hitler nhưng lên án chủ nghĩa phát xít và những tội ác do Đức quốc xã gây ra cho người dân.
Vì vậy tới năm 1944, Von Kleist được Đại tá Claus von Stauffenberg tiếp cận và đồng ý tham gia chiến dịch Valkyrie nhằm ám sát Hitler, lật đổ chế độ Đức quốc xã.
Trong vai trò là trợ lý quân nhu trong Tổng hành dinh, Von Kleist dự định sẽ ám sát Hitler khi đích thân trình bày mẫu quân phục mới với Quốc trưởng Hitler. Theo kế hoạch, trong chiếc thắt lưng thuộc bộ quân phục sẽ nhét đầy thuốc nổ TNT. Khi đến thời điểm thích hợp, Trung úy Von Kleist sẽ cho nổ nhằm đoạt mạng Hitler mà không màng an nguy của bản thân.
Về sau, nhóm của Đại tá Stauffenberg thay đổi kế hoạch khi dự định mang chiếc vali chứa đầy thuốc nổ vào phòng họp của Hitler tại Hang sói ở Đông Phổ ngày 20/7/1944.
Đến ngày chót, Đại tá Stauffenberg giành lấy sứ mạng nguy hiểm trên thay vì giao cho Trung úy Von Kleist thực hiện. Tuy nhiên, một sĩ quan phát xít Đức vô tình di chuyển chiếc vali ra vị trí khác trong phòng họp nên khi bom nổ, Hitler chỉ bị thương nhẹ.
Sau sự kiện này, Hitler ra lệnh cho cấp dưới truy quét và bắt giữ hơn 7.000 người, bao gồm nhiều binh sĩ, sĩ quan Đức quốc xã. Trong số này, gần 5.000 người bị xử tử. Trung úy Von Kleist thoát được án tử nhưng bị phát xít Đức đưa đi đày tại trại tập trung Ravensbruck.
Hitler cũng đối mặt với nhiều vụ ám sát nguy hiểm khác khi phát biểu trước đám đông. Tuy nhiên, những người ám sát đều không thành công vì trùm phát xít đột nhiên di chuyển khỏi vị trí phát biểu hay thay đổi lịch trình vào phút chót...
Theo đó, hàng chục âm mưu ám sát Hitler "tan thành mây khói". Một số chuyên gia nhận định trùm phát xít là mục tiêu khó bị thủ tiêu nhất.
Mời độc giả xem video: Học sinh có cần học thêm tiếng Hàn, tiếng Đức?. Nguồn: HGV.