Truyền thống “Đám cưới khóc” được xem như một nghi lễ trong ngày thành hôn của cô dâu và chú rể ở Trung Quốc - phong tục này đang thu hút sự chú ý của rất nhiều người.
Những người tạo ra phong tục này đa phần là người dân tộc thiểu số Tujia, Yi và Choang. Nó xuất hiện phổ biến ở các tỉnh: miền trung Hồ Bắc, miền nam Quảng Đông. Truyền thống này được cho là có nguồn gốc từ thời chiến tranh của Trung Quốc.
Khi một công chúa nước Triệu được gả cho Vua nước Yên, mẹ nàng đã khóc than đau buồn và bày tỏ sự lo lắng cho cuộc hôn nhân của con gái mình. Nghi lễ “đám cưới khóc” thường bắt đầu khoảng một tuần trước lễ cưới. Cô dâu có thể khóc lóc rầu rĩ, đặc biệt là khi họ hàng hoặc hàng xóm đến thăm và mang quà tặng, giọt nước mắt của cô dâu khi ấy được coi là biểu hiện của lòng biết ơn.
|
Phong tục cưới hỏi 'độc lạ' của người Trung Quốc. Ảnh: SCMB
|
Việc còn lại của cô dâu là khóc cùng với những người bạn đồng hàn của mình. Ở một số khu vực tự trị như tỉnh Vân Nam nghi lễ này diễn ra vài ngày trước lễ cưới. Thời điểm này bạn bè cô dâu sẽ cùng tụ tập vào lúc chạng vạng để khóc và hát. Nếu cô dâu không khóc trong đám cưới, cô ấy có thể bị coi là vô ơn hoặc thiếu sự giáo dục và bị gia đình khiển trách.
Truyền thông văn hoá cưới xin này xuất hiện nhiều ở vùng nông thôn. Ảnh: Shutterstock
Một phần quan trọng của nghi lễ khóc lóc là quát mắng bà mai mối. Theo truyền thống, phụ nữ không có nhiều tiếng nói trong việc lựa chọn bạn đời, vì vậy, việc “mắng mỏ bà mối” đã mang đến cho họ cơ hội hiếm có để bày tỏ sự bất mãn và trút giận trước khi bước vào hôn nhân.
Ngày nay, tục lệ hôn nhân khóc lóc vẫn có ý nghĩa quan trọng đối với một số dân tộc thiểu số ở Trung Quốc. Đáng nói, phong tục này cũng xuất hiện tương tự ở Ấn Độ và Pakistan. Nước mắt của cô dâu là dấu hiệu của lòng hiếu thảo và được cho sẽ góp phần tạo nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc hơn.