Trong phong tục tập quán người Việt vốn có tục thờ chó đá từ lâu đời dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, xưa kia chó đá thường được đặt trước cổng nhà, cổng đền miếu, lăng mộ... như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.Hình tượng con chó xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Theo thống kê, trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó. Có thể kế đến một số câu phổ biến như "Chó ngáp phải ruồi", "Chó cắn áo rách", "Lên voi xuống chó"...Trong quan niệm văn hóa phổ biến của người Việt, con chó là đối tượng bị khinh rẻ. Người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi có nhắc đến con chó như: Thằng chó, ngu như chó, đồ chó đẻ, chó chết... Ảnh: Deskbg.com.Tuy nhiên, do tiếng chó sủa "gâu gâu" nghe gần giống với "giàu giàu" nên chó cũng được coi là con vật có thể đem đến may mắn, tài lộc. Điều này thể hiện qua câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang". Ảnh: Dogtime.Thịt chó là thực phẩm được một bộ phận người Việt đặc biệt ưa chuộng. Theo quan niệm kiêng cữ dân gian, ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay có thể giúp xua đuổi cái "vận đen" đi. Ảnh: Pri.org.Ở Hà Nội từng có một số địa danh liên quan đến con chó. Đó là ngã tư Trung Hiền (quận Hai bà Trưng) từng được gọi là cửa ô Chó Đá và một bến nước ở hồ Trúc Bạch có tên là bến Thần Cẩu, gắn với sự tích về thần Cẩu Nhi.Nhiều dân tộc ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô… có những truyền thuyết về ông tổ chó. Ngày nay người Dao vẫn coi mình là con cháu của chó BàHồ, do đó họ có tục thờ chó, trang phục trang trí hình chó. Ảnh: Báo Tuyên Quang.Truyền thuyết người Cơ Tu kể rằng, sau một trận hồng thủy thuở xưa, chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót. Cô sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Sau này, hai người con lại lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, nhiều dân tộc khác nhau đã ra đời. Ảnh: SK & ĐS.Trong quan niệm của người Mường, Gà và Chó đóng vai biểu tượng của Sống (sáng) và Chết (tối) ở hai thế giới đối nghịch nhau trong không gian, đại diện cho các loài sống dưới thấp, trên mặt đất. Ảnh: Thế giới di sản.Người Mông trên cao nguyên đá Mèo Vạc (Hà Giang) bao đời nay vẫn lưu giữ tục "treo chó đuổi tà". Theo đó, khi gặp chuyện chẳng lành, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng. Tại lễ cúng, người ta sẽ làm chết một con chó nuôi trong nhà, bỏ nội tạng và treo lên cổng nhà với mong muốn tai qua nạn khỏi. Ảnh: Lê Nhung.Người Nùng coi chó con vật thiêng nên không bao giờ ăn thịt chó. Người Nùng Cháo có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa. Người Nùng ở Cao Bằng gọi chó đá với những cái tên kính cẩn như "Quan lớn Hoàng Thạch", "cụ Thạch" và đem thờ cúng trước cửa nhà. Ảnh: Báo Bắc Giang.Xem video Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.
Trong phong tục tập quán người Việt vốn có tục thờ chó đá từ lâu đời dựa trên quan niệm tiếng chó sủa có thể xua đuổi được ma quỷ. Vì vậy, xưa kia chó đá thường được đặt trước cổng nhà, cổng đền miếu, lăng mộ... như một linh vật với ý nghĩa cầu phúc, trừ tà.
Hình tượng con chó xuất hiện rất nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Theo thống kê, trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó. Có thể kế đến một số câu phổ biến như "Chó ngáp phải ruồi", "Chó cắn áo rách", "Lên voi xuống chó"...
Trong quan niệm văn hóa phổ biến của người Việt, con chó là đối tượng bị khinh rẻ. Người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi có nhắc đến con chó như: Thằng chó, ngu như chó, đồ chó đẻ, chó chết... Ảnh: Deskbg.com.
Tuy nhiên, do tiếng chó sủa "gâu gâu" nghe gần giống với "giàu giàu" nên chó cũng được coi là con vật có thể đem đến may mắn, tài lộc. Điều này thể hiện qua câu "Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang". Ảnh: Dogtime.
Thịt chó là thực phẩm được một bộ phận người Việt đặc biệt ưa chuộng. Theo quan niệm kiêng cữ dân gian, ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay có thể giúp xua đuổi cái "vận đen" đi. Ảnh: Pri.org.
Ở Hà Nội từng có một số địa danh liên quan đến con chó. Đó là ngã tư Trung Hiền (quận Hai bà Trưng) từng được gọi là cửa ô Chó Đá và một bến nước ở hồ Trúc Bạch có tên là bến Thần Cẩu, gắn với sự tích về thần Cẩu Nhi.
Nhiều dân tộc ở Việt Nam như Xê Đăng, S’tiêng, Giẻ Triêng, Chăm, Dao, Lô Lô… có những truyền thuyết về ông tổ chó. Ngày nay người Dao vẫn coi mình là con cháu của chó BàHồ, do đó họ có tục thờ chó, trang phục trang trí hình chó. Ảnh: Báo Tuyên Quang.
Truyền thuyết người Cơ Tu kể rằng, sau một trận hồng thủy thuở xưa, chỉ còn một cô gái và một con chó sống sót. Cô sống cùng với con chó như vợ chồng, sinh ra hai người con, một trai, một gái. Sau này, hai người con lại lấy nhau, sinh ra một quả bầu. Từ quả bầu đó, nhiều dân tộc khác nhau đã ra đời. Ảnh: SK & ĐS.
Trong quan niệm của người Mường, Gà và Chó đóng vai biểu tượng của Sống (sáng) và Chết (tối) ở hai thế giới đối nghịch nhau trong không gian, đại diện cho các loài sống dưới thấp, trên mặt đất. Ảnh: Thế giới di sản.
Người Mông trên cao nguyên đá Mèo Vạc (Hà Giang) bao đời nay vẫn lưu giữ tục "treo chó đuổi tà". Theo đó, khi gặp chuyện chẳng lành, gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng. Tại lễ cúng, người ta sẽ làm chết một con chó nuôi trong nhà, bỏ nội tạng và treo lên cổng nhà với mong muốn tai qua nạn khỏi. Ảnh: Lê Nhung.
Người Nùng coi chó con vật thiêng nên không bao giờ ăn thịt chó. Người Nùng Cháo có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa. Người Nùng ở Cao Bằng gọi chó đá với những cái tên kính cẩn như "Quan lớn Hoàng Thạch", "cụ Thạch" và đem thờ cúng trước cửa nhà. Ảnh: Báo Bắc Giang.
Xem video Phong tục đón xuân vui Tết ở Việt Nam.