1. Nằm gần cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP HCM) là một cdi tích lịch sử quan trọng của Sài Gòn xưa. Bảo tàng được khánh thành năm 1929, có tên gọi ban đầu là Bảo tàng Blanchard de la Brosse.Công trình do KTS Pháp Delaval thiết kế, mang lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois). Đây là phong cách kiến trúc kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống địa phương. Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau.Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM là một trong những bảo tàng lớn nhất miền Nam. Bảo tàng có 18 không gian trưng bày, gồm 10 khu trưng bày lịch sử theo thời gian, 6 khu trưng bày chuyên đề trong nhà, 1 khu trưng bày chuyên đề ngoài trời và 1 khu trưng bày ngắn hạn.Trong bản đồ du lịch TP HCM, Bảo tàng là một địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách gần xa. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng ghé thăm nơi đây trong chuyến công du Việt Nam năm 2006.2. Nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng có tuổi đời gần một thế kỷ, là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất của Sài Gòn.Đền được xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm, để tưởng niệm những người Việt tử trận trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương. Từ năm 1975, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng.Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, thêm một hàng hiên phía trước, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, kiến trúc công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng vua Minh Mạng ở Huế.Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng... Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch hàng năm, đền đều tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng.3. Cạnh đền thờ vua Hùng ở Thảo Cầm Viên có một bức tượng voi bằng đồng khá lớn, là hiện vật lịch sử đặc biệt của Sài Gòn xưa. Bức tượng chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách gần một thế kỷ.Theo các sử liệu, vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok. Tượng làm bằng đồng cao 1,5 m, nặng khoảng một tấn, được chạm khắc rất tinh xảo và đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6 m.Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc một thông điệp bằng bốn thứ tiếng Việt, Pháp, Thái, Anh. Phần tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này. Có thể coi bức tượng này là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.4. Nằm gần khu chuồng đười ươi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện tại, quán Nhan Hương là một di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn. Đây là một cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là quán ăn, được Bộ Tư lệnh Miền cho xây vào năm 1963.Sau khi thành lập, quán Nhan Hương là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động đến thành phố công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.Hoạt động của quán Nhan Hương đã đóng góp vào thành công của nhiều chiến dịch lớn như trận đánh Tổng nha Cảnh sát (1965), khách sạn Metropole (1965), khách sạn Victoria (1966), bót Nguyễn Đình Cường (1966), Chiến dịch Mậu Thân (1968) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)...Từ năm 2014, quán Nhan Hương được trùng tu để tái hiện cảnh buôn bán, sinh hoạt… nhằm ghi nhớ một thời kỳ máu lửa của Sài Gòn. Không chỉ là nơi để ôn lại lịch sử, quán cũng là địa điểm lý thú để khám phá văn hóa ẩm thực Sài Gòn trước 1975 qua các hiện vật và mô hình rất sinh động. Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.
1. Nằm gần cổng chính của Thảo Cầm Viên Sài Gòn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (TP HCM) là một cdi tích lịch sử quan trọng của Sài Gòn xưa. Bảo tàng được khánh thành năm 1929, có tên gọi ban đầu là Bảo tàng Blanchard de la Brosse.
Công trình do KTS Pháp Delaval thiết kế, mang lối kiến trúc Đông Dương cách tân (Styleindochinois). Đây là phong cách kiến trúc kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống địa phương. Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau.
Ngày nay, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - TP HCM là một trong những bảo tàng lớn nhất miền Nam. Bảo tàng có 18 không gian trưng bày, gồm 10 khu trưng bày lịch sử theo thời gian, 6 khu trưng bày chuyên đề trong nhà, 1 khu trưng bày chuyên đề ngoài trời và 1 khu trưng bày ngắn hạn.
Trong bản đồ du lịch TP HCM, Bảo tàng là một địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách gần xa. Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng ghé thăm nơi đây trong chuyến công du Việt Nam năm 2006.
2. Nằm đối diện với Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên, đền thờ vua Hùng có tuổi đời gần một thế kỷ, là một trong những ngôi đền nổi tiếng nhất của Sài Gòn.
Đền được xây dựng năm 1926 với tên gọi ban đầu là đền Kỷ niệm, để tưởng niệm những người Việt tử trận trong Thế chiến thứ nhất. Sau năm 1954, đền được đổi tên là đền Quốc Tổ Hùng Vương. Từ năm 1975, đền mang tên là đền thờ Vua Hùng.
Ngôi đền có bình đồ hình vuông, mang phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với bộ mái chồng diêm, thêm một hàng hiên phía trước, tạo thành ba tầng mái cong. Về tổng thể, kiến trúc công trình phảng phất tòa Minh lâu của lăng vua Minh Mạng ở Huế.
Ở trung tâm chính điện đặt ngai thờ vua Hùng. Ngoài ra, nơi đây còn có bài vị thờ tổ tiên, bách tính, lương thần và danh tướng... Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10/3 Âm lịch hàng năm, đền đều tổ chức lễ giỗ trọng thể để ghi nhớ công ơn dựng nước Việt của các Vua Hùng.
3. Cạnh đền thờ vua Hùng ở Thảo Cầm Viên có một bức tượng voi bằng đồng khá lớn, là hiện vật lịch sử đặc biệt của Sài Gòn xưa. Bức tượng chính là món quà vua Thái Lan Paramindr Maha Prajadhipok tặng cho triều đình nhà Nguyễn cách gần một thế kỷ.
Theo các sử liệu, vào ngày 30/10/1935, tượng voi Hoàng gia cập bến Sài Gòn sau khi được chuyển đến từ Bangkok. Tượng làm bằng đồng cao 1,5 m, nặng khoảng một tấn, được chạm khắc rất tinh xảo và đặt trên một cái bệ hình chữ nhật cao 1,6 m.
Bốn mặt của bệ tượng đều có khắc một thông điệp bằng bốn thứ tiếng Việt, Pháp, Thái, Anh. Phần tiếng Việt có nội dung: "Đức hoàng đế Paramindr Maha Prajadhipok, vua nước Xiêm, đã tặng làm kỷ niệm trong việc ngài ngự qua lên nước Indo China lần đầu lên Sài Gòn ngày 14 April 1930".
Kể từ khi tượng voi Hoàng gia được đặt ở Sài Gòn, những nhân vật trong hoàng cung Thái Lan đều đến thăm tượng mỗi lần đến thành phố này. Có thể coi bức tượng này là một công trình nghệ thuật mang ý nghĩa biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan.
4. Nằm gần khu chuồng đười ươi của Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện tại, quán Nhan Hương là một di tích lịch sử liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Sài Gòn. Đây là một cơ sở hoạt động bí mật dưới bình phong là quán ăn, được Bộ Tư lệnh Miền cho xây vào năm 1963.
Sau khi thành lập, quán Nhan Hương là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động đến thành phố công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.
Hoạt động của quán Nhan Hương đã đóng góp vào thành công của nhiều chiến dịch lớn như trận đánh Tổng nha Cảnh sát (1965), khách sạn Metropole (1965), khách sạn Victoria (1966), bót Nguyễn Đình Cường (1966), Chiến dịch Mậu Thân (1968) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)...
Từ năm 2014, quán Nhan Hương được trùng tu để tái hiện cảnh buôn bán, sinh hoạt… nhằm ghi nhớ một thời kỳ máu lửa của Sài Gòn. Không chỉ là nơi để ôn lại lịch sử, quán cũng là địa điểm lý thú để khám phá văn hóa ẩm thực Sài Gòn trước 1975 qua các hiện vật và mô hình rất sinh động.
Mời quý độc giả xem video: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.