Pencak Silat là một môn võ đặc trưng của Đông Nam Á. Môn võ này có lịch sử lâu đời ở các nước Indonesia, Malaysia và Philippines, nhưng vùng đất phát tích của nó thì vẫn chưa được xác định. Ảnh: Pinterest.Theo một giả thuyết, Pencak Silat bắt nguồn từ lễ tế của chiến binh thời kỳ sơ khai trên quần đảo Indonesia, Malaysia. Những điệu múa trong lễ tế này chính là viên gạch đặt nền móng đầu tiên đánh dấu sự ra đời của môn võ Pencak Silat. Ảnh: Pinterest.Theo truyền thuyết của Malaysia, vị tổ sư sáng lập môn võ Pencak silat là Hangtuah. Vào thế kỷ 15, Hangtuah đã đi cùng với bốn người bạn đến núi Rundock để gặp Adi Putera học những nghệ thuật tự vệ, điều mà sau này ông đã đem ứng dụng vào trong môn Pencak Silat. Ảnh: Pinterest.Tuy nhiên theo các nhà học giả nghiên cứu về võ thuật thì Pencak Silat có thể có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa, bởi có những đòn đánh mang dấu ấn của nền võ thuật này. Ngoài ra, cũng có khả năng Pencak Silat chịu ảnh hưởng từ võ thuật Ấn Độ. Ảnh: Pinterest.Trong nhiều thế kỷ, Pencak Silat đã được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính của các vương quốc Đông Nam Á nên nó còn được gọi là môn võ thuật nhà binh. Ảnh: Pinterest.Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật. Tuy vậy, tất các thế, pháp đều có chung một cơ sở. Ảnh: Pinterest.Ngày nay, môn Pencak Silat có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ pencak silat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Ảnh: Pinterest.Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Silat chính tông thường dùng rất nhiều đòn chỏ và gối. Ảnh: Pinterest.Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Ảnh: Pinterest.Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác. Ảnh: Pinterest.Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các bước langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn, quan trọng là tấn pháp phải vững. Ảnh: Pinterest.Các bước tiếp theo là học phòng thủ, học sử dụng các đòn chân, học cách đỡ và tránh các đòn chân, học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Ảnh: Pinterest.Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ảnh: Pinterest.Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học (langkah tiếng Indonesia có nghĩa là bước). Ảnh: Pinterest.Pencak Silat đươc chia thành 7 hệ phái chính: Hệ phái Hồi giáo; hệ phái kín; hệ phái mở; hệ phái thể thao; hệ phái truyền thống dân gian; hệ phái đang thất truyền và hệ phái lai tạp. Ảnh: Pinterest.Ngày nay, rất nhiều nước đã chấp nhận Pencak Silat là môn thể thao quốc gia và tổ chức các giải thi đấu quốc tế, trong đó có nhiều giải lớn diễn ra ở châu Âu. Các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam... được coi là cường quốc trên đấu trường môn võ này. Ảnh: Pinterest.Mời quý độc giả xem video: Đôi nét về văn minh các nước Đông Nam Á.
Pencak Silat là một môn võ đặc trưng của Đông Nam Á. Môn võ này có lịch sử lâu đời ở các nước Indonesia, Malaysia và Philippines, nhưng vùng đất phát tích của nó thì vẫn chưa được xác định. Ảnh: Pinterest.
Theo một giả thuyết, Pencak Silat bắt nguồn từ lễ tế của chiến binh thời kỳ sơ khai trên quần đảo Indonesia, Malaysia. Những điệu múa trong lễ tế này chính là viên gạch đặt nền móng đầu tiên đánh dấu sự ra đời của môn võ Pencak Silat. Ảnh: Pinterest.
Theo truyền thuyết của Malaysia, vị tổ sư sáng lập môn võ Pencak silat là Hangtuah. Vào thế kỷ 15, Hangtuah đã đi cùng với bốn người bạn đến núi Rundock để gặp Adi Putera học những nghệ thuật tự vệ, điều mà sau này ông đã đem ứng dụng vào trong môn Pencak Silat. Ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên theo các nhà học giả nghiên cứu về võ thuật thì Pencak Silat có thể có nguồn gốc từ võ thuật Trung Hoa, bởi có những đòn đánh mang dấu ấn của nền võ thuật này. Ngoài ra, cũng có khả năng Pencak Silat chịu ảnh hưởng từ võ thuật Ấn Độ. Ảnh: Pinterest.
Trong nhiều thế kỷ, Pencak Silat đã được dùng nhiều để huấn luyện cho binh lính của các vương quốc Đông Nam Á nên nó còn được gọi là môn võ thuật nhà binh. Ảnh: Pinterest.
Các kiểu đánh của môn võ này khác nhau tùy theo vùng và thường mô phỏng theo động tác của các con vật. Tuy vậy, tất các thế, pháp đều có chung một cơ sở. Ảnh: Pinterest.
Ngày nay, môn Pencak Silat có rất nhiều kiểu đánh khác nhau vì mỗi võ sĩ pencak silat đều có thể tự sáng tác ra các động tác cho riêng mình để làm phong phú cho môn phái. Ảnh: Pinterest.
Theo truyền thống thì môn Silat được tập luyện theo kiểu có nhịp điệu dưới hình thức có vũ khí, trường côn hoặc tay không. Silat chính tông thường dùng rất nhiều đòn chỏ và gối. Ảnh: Pinterest.
Các tư thế bắt chước loài vật rất quan trọng trong môn Silat, và các thế này được gọi chung là langkah, có nghĩa là các tư thế và chuyển động khi tập võ. Ảnh: Pinterest.
Các langkah bao gồm rất nhiều các thế công, đỡ, tránh. Việc chọn ra một số thế nhất định sẽ xác định mỗi trường phái Silat so với các phái khác. Ảnh: Pinterest.
Nói chung, việc luyện tập yêu cầu phải nắm một loạt các bước langkah cơ bản, được chia nhỏ và lặp lại từ các thế tập (drill). Bước cơ bản này tập trung vào việc nắm vững một thế chắc chắn, quan trọng là tấn pháp phải vững. Ảnh: Pinterest.
Các bước tiếp theo là học phòng thủ, học sử dụng các đòn chân, học cách đỡ và tránh các đòn chân, học cách biến hóa các tư thế bằng cách đánh trả từ tư thế tấn thấp. Ảnh: Pinterest.
Cách luyện tập kiểu này sẽ được hoàn chỉnh thêm về sau bằng các kỹ thuật khóa, cắt, tấn, hay học cách sử dụng vũ khí và một tá các đòn atémis có tên là "rahassa". Ảnh: Pinterest.
Ở cấp cao hơn, võ sinh được tập chuyên về "chiến vũ" tức "Silatador" để có thể sử dụng một cách thành thạo các kỹ thuật võ học (langkah tiếng Indonesia có nghĩa là bước). Ảnh: Pinterest.
Pencak Silat đươc chia thành 7 hệ phái chính: Hệ phái Hồi giáo; hệ phái kín; hệ phái mở; hệ phái thể thao; hệ phái truyền thống dân gian; hệ phái đang thất truyền và hệ phái lai tạp. Ảnh: Pinterest.
Ngày nay, rất nhiều nước đã chấp nhận Pencak Silat là môn thể thao quốc gia và tổ chức các giải thi đấu quốc tế, trong đó có nhiều giải lớn diễn ra ở châu Âu. Các nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Việt Nam... được coi là cường quốc trên đấu trường môn võ này. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Đôi nét về văn minh các nước Đông Nam Á.