Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Thiếc dài khoảng 140 mét, một đầu thông sang phố Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Trong các phố nghề truyền thống còn được duy trì ở 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Thiếc với nghề làm đồ thiếc là phố nghề quy mô lớn nhất.Phố nằm trên nền đất xưa thuộc thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Tương truyền, cụ tổ đời thứ 3 của họ Trần quê ở thôn Đan Hội (phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ) là người khai sinh ra nghề thiếc ở phố này.Dân đến phố lập nghiệp chủ yếu là từ các làng Đan Hội, Phú Thứ, Khương Thượng, Canh, Diễn… Thuở ban đầu, họ làm các đồ gia dụng bằng thiếc như lư hương, khay đựng trà, ấm pha trà…Đến đầu thế kỷ 20, vật liệu thiếc được chuyển sang tôn kẽm tức tôn trắng (dân ta quen gọi là “sắt tây”), nên người Pháp đặt tên phố này là “Rue des Ferblantiers”, hay phố Thợ Tôn. Từ năm 1945, phố chính thức mang tên gọi Hàng Thiếc, theo cách gọi dân gian quen thuộc.Sau một thế kỷ, nghề sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng bằng kim loại vẫn là ngành nghề chính, với sự tham gia của phần lớn các hộ gia đình trên phố.Các mặt hàng được bày bán trên phố Thiếc rất phong phú, từ vật dụng gia đình như khuôn làm kem, bánh, bình tưới, hòm xiểng, tủ nhỏ, bể nước… đến đồ chơi cho trẻ em và cả các con thuyền nhỏ cho dân vùng đất bãi sông Hồng.Phương thức sản xuất trên phố đã thay đổi theo thời gian, với việc sử dụng các vật liệu mới, nổi bật là inox, và các loại máy móc cơ khí hiện đại làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.Những người thợ cặm cụi làm việc ngay trên vỉa hè là cảnh tượng thường ngày ở phố Hàng Thiếc.Tiếng kim khí chát chúa là âm thanh đặc trưng, thể hiện sức sống của phố nghề.Vật liệu thô qua bàn tay chế tác của người thợ siêng năng trở thành các vật dụng hữu ích.Các sản phẩm theo kiểu truyền thống dần dần được thay thế bởi những sản phẩm phù hợp với đời sống hiện đại.Vô vàn sản phẩm sáng bóng màu kim loại bày chật kín vỉa hè chật hẹp tạo nên cảnh quan độc đáo đặc trưng của khu phố.Từ sáng sớm đến chiều muộn, cả dãy phố luôn nhộp nhịp cảnh người mua kẻ bán.Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đồ kim loại, quy mô sản xuất của toàn phố Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề.Đây thực sự là con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội thời hiện đại.Ngoài nghề làm đồ kim loại, nghề làm gương kính ở phố Hàng Thiếc cũng có lịch sử lâu đời, với một số hộ còn giữ nghề.Ngoài ra, trên phố cũng có một số hàng quán ngon phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân và du khách.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Thiếc dài khoảng 140 mét, một đầu thông sang phố Hàng Nón và một đầu là ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc. Trong các phố nghề truyền thống còn được duy trì ở 36 phố phường Hà Nội, phố Hàng Thiếc với nghề làm đồ thiếc là phố nghề quy mô lớn nhất.
Phố nằm trên nền đất xưa thuộc thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương. Tương truyền, cụ tổ đời thứ 3 của họ Trần quê ở thôn Đan Hội (phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ) là người khai sinh ra nghề thiếc ở phố này.
Dân đến phố lập nghiệp chủ yếu là từ các làng Đan Hội, Phú Thứ, Khương Thượng, Canh, Diễn… Thuở ban đầu, họ làm các đồ gia dụng bằng thiếc như lư hương, khay đựng trà, ấm pha trà…
Đến đầu thế kỷ 20, vật liệu thiếc được chuyển sang tôn kẽm tức tôn trắng (dân ta quen gọi là “sắt tây”), nên người Pháp đặt tên phố này là “Rue des Ferblantiers”, hay phố Thợ Tôn. Từ năm 1945, phố chính thức mang tên gọi Hàng Thiếc, theo cách gọi dân gian quen thuộc.
Sau một thế kỷ, nghề sản xuất và kinh doanh đồ gia dụng bằng kim loại vẫn là ngành nghề chính, với sự tham gia của phần lớn các hộ gia đình trên phố.
Các mặt hàng được bày bán trên phố Thiếc rất phong phú, từ vật dụng gia đình như khuôn làm kem, bánh, bình tưới, hòm xiểng, tủ nhỏ, bể nước… đến đồ chơi cho trẻ em và cả các con thuyền nhỏ cho dân vùng đất bãi sông Hồng.
Phương thức sản xuất trên phố đã thay đổi theo thời gian, với việc sử dụng các vật liệu mới, nổi bật là inox, và các loại máy móc cơ khí hiện đại làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Những người thợ cặm cụi làm việc ngay trên vỉa hè là cảnh tượng thường ngày ở phố Hàng Thiếc.
Tiếng kim khí chát chúa là âm thanh đặc trưng, thể hiện sức sống của phố nghề.
Vật liệu thô qua bàn tay chế tác của người thợ siêng năng trở thành các vật dụng hữu ích.
Các sản phẩm theo kiểu truyền thống dần dần được thay thế bởi những sản phẩm phù hợp với đời sống hiện đại.
Vô vàn sản phẩm sáng bóng màu kim loại bày chật kín vỉa hè chật hẹp tạo nên cảnh quan độc đáo đặc trưng của khu phố.
Từ sáng sớm đến chiều muộn, cả dãy phố luôn nhộp nhịp cảnh người mua kẻ bán.
Với hàng chục hộ còn duy trì hoạt động chế tác đồ kim loại, quy mô sản xuất của toàn phố Hàng Thiếc không thua kém gì một làng nghề.
Đây thực sự là con phố có 1-0-2 trong 36 phố phường Hà Nội thời hiện đại.
Ngoài nghề làm đồ kim loại, nghề làm gương kính ở phố Hàng Thiếc cũng có lịch sử lâu đời, với một số hộ còn giữ nghề.
Ngoài ra, trên phố cũng có một số hàng quán ngon phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân và du khách.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.