Tỉnh Thừa Thiên - Huế - quê hương Đại tướng Lê Đức Anh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa độc đáo. Trong số này, Quần thể di tích cố đô Huế được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều.Nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.Quần thể di tích Cố đô Huế là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1945. Ngày nay, rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Thừa Thiên - Huế để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam.Hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (qua Thừa Thiên Huế) nằm trong hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt.Trong suốt 16 năm (1959 - 1975), tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ vận chuyển giao thông liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc và chi viện cho các nước bạn.Con đường này mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và là niềm tự hào của người dân Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.Thừa Thiên – Huế tự hào khi năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Năm 2008, Nhã nhạc lại được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại.Nhã nhạc Cung đình Huế được đánh giá là loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ.Nhã nhạc được trình diễn trong các cuộc tế, lễ cung đình như tế giao, tế miếu, lễ đại triều, thường triều... dưới triều nhà Nguyễn.Sau khi được UNESCO vinh danh, gần 100 bản lễ nhạc và vũ khúc cung đình của Nhã nhạc được phục dựng và trình diễn khi nước ta tiếp đón các đoàn quốc khách, giao lưu văn hóa...Video: Cố Đô Huế | Một Điểm Văn Hóa Di Sản | Cảnh Đẹp VIỆT NAM (nguồn: Flycam 4k)
Tỉnh Thừa Thiên - Huế - quê hương Đại tướng Lê Đức Anh nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, di sản văn hóa độc đáo. Trong số này, Quần thể di tích cố đô Huế được du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều.
Nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.
Quần thể di tích Cố đô Huế là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802 - 1945. Ngày nay, rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến Thừa Thiên - Huế để chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (qua Thừa Thiên Huế) nằm trong hệ thống Di tích Quốc gia đặc biệt.
Trong suốt 16 năm (1959 - 1975), tuyến đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ vận chuyển giao thông liên lạc giữa hai miền Nam - Bắc và chi viện cho các nước bạn.
Con đường này mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và là niềm tự hào của người dân Việt Nam, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Thừa Thiên – Huế tự hào khi năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Năm 2008, Nhã nhạc lại được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện nhân loại.
Nhã nhạc Cung đình Huế được đánh giá là loại hình âm nhạc mang tính bác học của các triều đại quân chủ trong xã hội Việt Nam suốt hơn 10 thế kỷ.
Nhã nhạc được trình diễn trong các cuộc tế, lễ cung đình như tế giao, tế miếu, lễ đại triều, thường triều... dưới triều nhà Nguyễn.
Sau khi được UNESCO vinh danh, gần 100 bản lễ nhạc và vũ khúc cung đình của Nhã nhạc được phục dựng và trình diễn khi nước ta tiếp đón các đoàn quốc khách, giao lưu văn hóa...
Video: Cố Đô Huế | Một Điểm Văn Hóa Di Sản | Cảnh Đẹp VIỆT NAM (nguồn: Flycam 4k)