Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ tương đối đặc biệt.Nếu như đa số các tháp Chăm khác nằm trên đồi hoặc những địa điểm tách biệt với cư dân, tháp Bình Lâm lại nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc.Theo các khảo sát, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.Tháp nằm trong khu thành Bình Lâm, là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí trung tâm chính trị, hành chính của Champa.Tháp Bình Lâm cao khoảng 20m, bình đồ vuông, trên thâp tháp có hai tầng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.Như các tháp Chăm khác, một trong những yếu tố trang trí kiến trúc đặc biệt nhất và cũng đẹp nhất ở tháp Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp.Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần: hai cột ốp bên dưới và hòm hình mũi giáo bên trên.Phía dưới chân các cửa giả được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá và các hình áp.Phần trên các cửa giả được chạm khắc rất tinh xảo.Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm được trang trí bằng hệ thống các cột ốp. Khác với các tháp Chăm trong khu vực, cột ốp của tháp Bình Lâm không còn hoa văn phủ kín bề mặt.Do cách thiết kế này, khi so với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không tráng lệ bằng. Nhưng điều này lại làm tăng độ khỏe và chắc góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.Dù rất nhiều họa tiết của tháp đã bị hủy hoại theo thời gian, về tổng thể ngôi tháp vẫn mang một vẻ đẹp trang nhã và uy nghiêm.Trong những năm gần đây, một số phần bị đổ nát của tháp đã được tôn tạo, phục hồi.Một số hình ảnh khác về tháp Bình Lâm.
Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ tương đối đặc biệt.
Nếu như đa số các tháp Chăm khác nằm trên đồi hoặc những địa điểm tách biệt với cư dân, tháp Bình Lâm lại nằm giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc.
Theo các khảo sát, tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
Tháp nằm trong khu thành Bình Lâm, là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí trung tâm chính trị, hành chính của Champa.
Tháp Bình Lâm cao khoảng 20m, bình đồ vuông, trên thâp tháp có hai tầng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.
Như các tháp Chăm khác, một trong những yếu tố trang trí kiến trúc đặc biệt nhất và cũng đẹp nhất ở tháp Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp.
Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần: hai cột ốp bên dưới và hòm hình mũi giáo bên trên.
Phía dưới chân các cửa giả được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá và các hình áp.
Phần trên các cửa giả được chạm khắc rất tinh xảo.
Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm được trang trí bằng hệ thống các cột ốp. Khác với các tháp Chăm trong khu vực, cột ốp của tháp Bình Lâm không còn hoa văn phủ kín bề mặt.
Do cách thiết kế này, khi so với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không tráng lệ bằng. Nhưng điều này lại làm tăng độ khỏe và chắc góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc chính.
Dù rất nhiều họa tiết của tháp đã bị hủy hoại theo thời gian, về tổng thể ngôi tháp vẫn mang một vẻ đẹp trang nhã và uy nghiêm.
Trong những năm gần đây, một số phần bị đổ nát của tháp đã được tôn tạo, phục hồi.
Một số hình ảnh khác về tháp Bình Lâm.