Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.Theo các tư liệu sử, ông Lê Công Hành sinh năm 1606, lúc trẻ tên là Trần Quốc Khải, là người làng Quất Động, huyện Thường Tín (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thần Tông (năm 1637), được triều đình bổ dụng, làm đến chức Thượng thư Bộ Công.Năm 1646, Trần Quốc Khải được cử đi sứ Trung Hoa. Là người thông minh và nhanh nhạy, ông đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng, đưa các nghề này về truyền cho nước ta.Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.Tiến sĩ Lê Công Hành mất năm 1661, thọ 56 tuổi. Nhớ ơn cụ tổ truyền nghề, nhân dân 5 xã ở tổng Vũ Du, huyện Thường Tín đã dựng đền thờ tại địa phương. Ngày giỗ hàng năm của ông được xem là lễ giỗ Tổ nghề thêu.Sau này, cùng với dòng người hội tụ về Thăng Long làm ăn, người làng Quất Động đã di cư tới kinh thành và định cư tại làng Yên Thái để sinh cơ lập nghiệp bằng nghề thêu đã được truyền qua nhiều đời.Tại đây, họ đã xây dựng đình Tú Thị để thờ Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành. Ngôi đình được xây vào năm 1891.Đình Tú Thị có quy mô không lớn, nhưng là một công trình có vị trí quan trọng trong toàn bộ hệ thống di tích của khu phố cổ Hà Nội.Đình còn bảo lưu khá nguyên vẹn các đường nét kiến trúc tinh xảo có từ thời nhà Nguyễn, cùng nhiều hiện vật lịch sử giá trị.Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách cũng có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu đương đại.Vào năm 2012, đình Tú Thị đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Nằm ở số 2 phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.
Theo các tư liệu sử, ông Lê Công Hành sinh năm 1606, lúc trẻ tên là Trần Quốc Khải, là người làng Quất Động, huyện Thường Tín (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thần Tông (năm 1637), được triều đình bổ dụng, làm đến chức Thượng thư Bộ Công.
Năm 1646, Trần Quốc Khải được cử đi sứ Trung Hoa. Là người thông minh và nhanh nhạy, ông đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng, đưa các nghề này về truyền cho nước ta.
Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.
Tiến sĩ Lê Công Hành mất năm 1661, thọ 56 tuổi. Nhớ ơn cụ tổ truyền nghề, nhân dân 5 xã ở tổng Vũ Du, huyện Thường Tín đã dựng đền thờ tại địa phương. Ngày giỗ hàng năm của ông được xem là lễ giỗ Tổ nghề thêu.
Sau này, cùng với dòng người hội tụ về Thăng Long làm ăn, người làng Quất Động đã di cư tới kinh thành và định cư tại làng Yên Thái để sinh cơ lập nghiệp bằng nghề thêu đã được truyền qua nhiều đời.
Tại đây, họ đã xây dựng đình Tú Thị để thờ Ông tổ nghề thêu Lê Công Hành. Ngôi đình được xây vào năm 1891.
Đình Tú Thị có quy mô không lớn, nhưng là một công trình có vị trí quan trọng trong toàn bộ hệ thống di tích của khu phố cổ Hà Nội.
Đình còn bảo lưu khá nguyên vẹn các đường nét kiến trúc tinh xảo có từ thời nhà Nguyễn, cùng nhiều hiện vật lịch sử giá trị.
Ghé thăm đình Tú Thị, người dân và du khách cũng có cơ hội tìm hiểu về giá trị nghề thêu truyền thống qua các hình ảnh, tư liệu lịch sử, cùng các tác phẩm thêu đương đại.
Vào năm 2012, đình Tú Thị đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.