Nằm trên núi Gai sát đường quốc lộ 1A, thuộc địa phần làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh.Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, dưới thời vua Lý Nam Đế. Đền đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc, tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên diện tích khoảng 4 ha. Các công trình của đền từ ngoài vào trong là nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.Nghi môn ngoại của đền Bà Triệu được xây kiểu tứ trụ bằng các phiến đá nguyên khối, trên đỉnh cột trụ cao là hình chim phượng lá lật, trụ thấp hình nghê chầu, lồng đèn chạm hình tứ linh, tường hai bên là hai bức chạm nổi tượng voi chầu.Sau nghi môn là hồ nước hình chữ nhật rộng 30 mét, dài 42 mét, ba mặt hồ xây lan can thấp, mặt đối diện với khu đền chính được tạo bậc lên xuống, bậc thềm có rồng chầu.Sân trước khu đền hướng ra hồ, có một tấm bình phong lớn bằng đá nguyên khối, tạo tác theo kiểu hình cuốn thư. Sau bình phong là nghi môn trung, kiến trúc kiểu tứ trụ truyền thống,Đối diện mới nghi môn trung qua khoảng sân đền là nghi môn nội.Nghi môn nội có kiểu dáng như tam quan của chùa, gồm hai tầng mái, ba cửa ra vào, bốn cột cao ở cửa giữa và bốn cột thấp ở hai cửa bên, mái lợp ngói âm dương.Hai bên cửa chính của nghi môn nội đặt hai tượng nghê chầu cổ bằng đá rất đẹp.Sau nghi môn nội là là tòa tiền đường.Tiền đường của đền Bà Triệu là một công trình ba gian hai chái, mái thu hồi bít đốc, vì kèo kiểu “quá giang, trụ đinh, kèo suốt” trên bốn hàng chân cột bằng đá núi Nhồi. Nóc công trình trang trí các mô típ điêu khắc thời Nguyễn.Bên trong tiền đường thờ bách gia trăm họ và các Thánh tổ.Hai bên sân trước tiền đường có nhà tả, hữu mạc, là nơi khách viếng đền nghỉ chân, sửa soạn đồ lễ.Trước tòa tiền đường có hai tượng voi chầu bằng đá nguyên khối.Phía sau tòa tiền đường là trung đường, một kiến trúc ba gian, hai chái, có hai tầng mái cong, bốn vì kèo gỗ cấu trúc “giá chiêng chồng rường kẻ bẩy”, trang trí đề tài tứ linh, hình hoa lá, vân mây, rồng hóa...Chính giữa tòa trung đường là nơi thờ Bà Triệu cùng người anh ruột là tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên trái là bàn thờ hội đồng quan võ và ba tướng họ Lý, bên phải là bàn thờ hội đồng quan văn.Một chiếc trống đống được bày trang trọng ở tòa trung đường.Bậc tam cấp của trung đường cặp có rồng chầu bằng đá xanh nguyên khối, kiểu dáng thời Lê.Sau tòa trung đường là hậu cung, một kiến trúc ba gian, hai tầng mái cong, với bốn vì kèo kiểu "giá chiêng chồng rường, kẻ bẩy", bốn hàng chân cột. Đây là công trình nằm ở vị trí cao nhất của đền thờ Bà Triệu.Chính giữa hậu cung có tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu của bà.Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba.Dưới sự dẫn dắt của Vua Bà và các tùy tướng, cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làm Thứ sử đem quân sang đàn áp.Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân không thể chống chọi được với cường địch. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng khi mới tròn 23 tuổi.Để tưởng nhớ ân đức của Bà Triệu và các tướng sĩ, nhân dân đã lập lăng mộ và đền thờ tại các địa điểm trước đây Bà cùng nghĩa quân đã chiến đấu và hy sinh.Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền thờ Bà Triệu vẫn được duy trì qua hàng trăm thế hệ, là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng mang đậm tinh thần yêu nước của người Việt.Lễ hội đền Bà được tổ chức từ ngày 21 - 24 tháng 2 Âm lịch. Ngày lễ này diễn ra với nhiều hoạt động truyền thống như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh...Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích đền Bà Triệu đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2014.Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Nằm trên núi Gai sát đường quốc lộ 1A, thuộc địa phần làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đền thờ Bà Triệu là ngôi đền có quy mô lớn và lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh.
Đền được xây dựng vào thế kỷ 6, dưới thời vua Lý Nam Đế. Đền đã nhiều lần bị tàn phá trong các biến cố lịch sử của dân tộc, tới thời vua Minh Mạng thì đền được di chuyển về vị trí hiện tại và có diện mạo như ngày nay.
Đền được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Đông Bắc Bộ, nằm trên diện tích khoảng 4 ha. Các công trình của đền từ ngoài vào trong là nghi môn ngoại, hồ nước, bình phong, nghi môn trung, nghi môn nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
Nghi môn ngoại của đền Bà Triệu được xây kiểu tứ trụ bằng các phiến đá nguyên khối, trên đỉnh cột trụ cao là hình chim phượng lá lật, trụ thấp hình nghê chầu, lồng đèn chạm hình tứ linh, tường hai bên là hai bức chạm nổi tượng voi chầu.
Sau nghi môn là hồ nước hình chữ nhật rộng 30 mét, dài 42 mét, ba mặt hồ xây lan can thấp, mặt đối diện với khu đền chính được tạo bậc lên xuống, bậc thềm có rồng chầu.
Sân trước khu đền hướng ra hồ, có một tấm bình phong lớn bằng đá nguyên khối, tạo tác theo kiểu hình cuốn thư. Sau bình phong là nghi môn trung, kiến trúc kiểu tứ trụ truyền thống,
Đối diện mới nghi môn trung qua khoảng sân đền là nghi môn nội.
Nghi môn nội có kiểu dáng như tam quan của chùa, gồm hai tầng mái, ba cửa ra vào, bốn cột cao ở cửa giữa và bốn cột thấp ở hai cửa bên, mái lợp ngói âm dương.
Hai bên cửa chính của nghi môn nội đặt hai tượng nghê chầu cổ bằng đá rất đẹp.
Sau nghi môn nội là là tòa tiền đường.
Tiền đường của đền Bà Triệu là một công trình ba gian hai chái, mái thu hồi bít đốc, vì kèo kiểu “quá giang, trụ đinh, kèo suốt” trên bốn hàng chân cột bằng đá núi Nhồi. Nóc công trình trang trí các mô típ điêu khắc thời Nguyễn.
Bên trong tiền đường thờ bách gia trăm họ và các Thánh tổ.
Hai bên sân trước tiền đường có nhà tả, hữu mạc, là nơi khách viếng đền nghỉ chân, sửa soạn đồ lễ.
Trước tòa tiền đường có hai tượng voi chầu bằng đá nguyên khối.
Phía sau tòa tiền đường là trung đường, một kiến trúc ba gian, hai chái, có hai tầng mái cong, bốn vì kèo gỗ cấu trúc “giá chiêng chồng rường kẻ bẩy”, trang trí đề tài tứ linh, hình hoa lá, vân mây, rồng hóa...
Chính giữa tòa trung đường là nơi thờ Bà Triệu cùng người anh ruột là tướng quân Triệu Quốc Đạt, bên trái là bàn thờ hội đồng quan võ và ba tướng họ Lý, bên phải là bàn thờ hội đồng quan văn.
Một chiếc trống đống được bày trang trọng ở tòa trung đường.
Bậc tam cấp của trung đường cặp có rồng chầu bằng đá xanh nguyên khối, kiểu dáng thời Lê.
Sau tòa trung đường là hậu cung, một kiến trúc ba gian, hai tầng mái cong, với bốn vì kèo kiểu "giá chiêng chồng rường, kẻ bẩy", bốn hàng chân cột. Đây là công trình nằm ở vị trí cao nhất của đền thờ Bà Triệu.
Chính giữa hậu cung có tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân của bà, bên trái thờ phụ mẫu của bà.
Theo sử sách, Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, là người đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống quân xâm lược Ngô vào thế kỷ thứ ba.
Dưới sự dẫn dắt của Vua Bà và các tùy tướng, cuộc khởi nghĩa lan rộng ra các vùng Giao Chỉ, kéo dài vào tận Nhật Nam. Trước tình hình đó, Ngô vương Tôn Quyền đã phải cử viên tướng Lục Dận làm Thứ sử đem quân sang đàn áp.
Sau nhiều trận chiến ác liệt, nghĩa quân không thể chống chọi được với cường địch. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng khi mới tròn 23 tuổi.
Để tưởng nhớ ân đức của Bà Triệu và các tướng sĩ, nhân dân đã lập lăng mộ và đền thờ tại các địa điểm trước đây Bà cùng nghĩa quân đã chiến đấu và hy sinh.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đền thờ Bà Triệu vẫn được duy trì qua hàng trăm thế hệ, là nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng mang đậm tinh thần yêu nước của người Việt.
Lễ hội đền Bà được tổ chức từ ngày 21 - 24 tháng 2 Âm lịch. Ngày lễ này diễn ra với nhiều hoạt động truyền thống như tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh...
Với những giá trị tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Khu di tích đền Bà Triệu đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2014.
Mời quý độc giả xem clip: Ca khúc Việt Nam quê hương tôi.