Lịch sử hình thành của huyện Kim Sơn gắn liền với tên tuổi Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân Việt Nam thời nhà Nguyễn. Cụ Nguyễn Công Trứ đã thành lập vùng đất Kim Sơn trong công cuộc khai hoang lấn biển bắt đầu từ năm 1829. Ảnh: Đại đoàn kết.Là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông Càn và sông Đáy, tốc độ bồi tụ tiến ra hàng năm ở Kim Sơn rất lớn. Trong 200 năm qua, các cuộc quai đê lấn biển đã được tiến hành, khiến diện tích huyện Kim Sơm được mở rộng gấp ba lần so với khi mới thành lập. Ảnh: Người Kể Sử.Là vùng đất mới nên Kim Sơn không có nhiều đền chùa cổ, nhưng lại có một hệ thống dày đặc các nhà thờ công giáo. Nhà thờ Phát Diệm ở thị trấn Phát Diệm - huyện lỵ của Kim Sơn - là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam.Là một trung tâm Công giáo lớn, Huyện Kim Sơn là huyện có tỷ lệ giáo dân lớn nhất so với các đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam. Theo thống kê có đến 46% dân số của huyện là người Công giáo. Có những xã tỉ lệ giáo dân trên 80% như Kim Mỹ, Xuân Thiện, Cồn Thoi, Vân Hải... Ảnh: Giáo xứ giáo họ Việt Nam.Huyện Kim Sơn được coi là huyện có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương (?-571, người giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân) với trên dưới 10 đình đền ở các xã khác nhau. Tương truyền, khi thua trận năm 571, Triệu Việt Vương đã tuẫn tiết ở cửa sông Đáy, khu vực huyện Kim Sơn ngày nay. Ảnh: Wikimapia.Cói là một sản phẩm nông nghiệp truyền thống của huyện Kim Sơn. Nghề làm cói mỹ nghệ của huyện nổi tiếng toàn quốc, với hơn 20 làng nghề hình thành từ lâu đời. Ảnh: Báo Công Thương.Đặc sản nổi tiếng nhất của huyện Kim Sơn là rượu Kim Sơn, được sản xuất từ các làng nghề truyền thống ở xã Lai Thành, Hòa Lạc, Ứng Luật, thị trấn Phát Diệm... Ảnh: Wiki.Một đặc sản khác thu hút sự quan tâm của du khách ở Kim Sơn là miến lươn. Những địa điểm lý tưởng để thưởng thức món ăn này là thị trấn Phát Diệm và thị trấn Bình Minh. Ảnh: Du lịch Ninh Bình.Về cảnh quan thiên nhiên, 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo lộ trình quy hoạch đô thị Ninh Bình, giai đoạn 2020-2025, Kim Sơn - quê nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang - sẽ tách thành thị xã Phát Diệm với trung tâm là thị trấn Phát Diệm hiện tại và huyện Kim Sơn mới ở ven biển, trung tâm là thị trấn Bình Minh.Mời quý độc giả xem video: Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Nguồn: TTXVN.
Lịch sử hình thành của huyện Kim Sơn gắn liền với tên tuổi Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một danh nhân Việt Nam thời nhà Nguyễn. Cụ Nguyễn Công Trứ đã thành lập vùng đất Kim Sơn trong công cuộc khai hoang lấn biển bắt đầu từ năm 1829. Ảnh: Đại đoàn kết.
Là vùng đất nằm giữa hạ lưu hai con sông Càn và sông Đáy, tốc độ bồi tụ tiến ra hàng năm ở Kim Sơn rất lớn. Trong 200 năm qua, các cuộc quai đê lấn biển đã được tiến hành, khiến diện tích huyện Kim Sơm được mở rộng gấp ba lần so với khi mới thành lập. Ảnh: Người Kể Sử.
Là vùng đất mới nên Kim Sơn không có nhiều đền chùa cổ, nhưng lại có một hệ thống dày đặc các nhà thờ công giáo. Nhà thờ Phát Diệm ở thị trấn Phát Diệm - huyện lỵ của Kim Sơn - là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam.
Là một trung tâm Công giáo lớn, Huyện Kim Sơn là huyện có tỷ lệ giáo dân lớn nhất so với các đơn vị hành chính cấp huyện ở Việt Nam. Theo thống kê có đến 46% dân số của huyện là người Công giáo. Có những xã tỉ lệ giáo dân trên 80% như Kim Mỹ, Xuân Thiện, Cồn Thoi, Vân Hải... Ảnh: Giáo xứ giáo họ Việt Nam.
Huyện Kim Sơn được coi là huyện có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương (?-571, người giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân) với trên dưới 10 đình đền ở các xã khác nhau. Tương truyền, khi thua trận năm 571, Triệu Việt Vương đã tuẫn tiết ở cửa sông Đáy, khu vực huyện Kim Sơn ngày nay. Ảnh: Wikimapia.
Cói là một sản phẩm nông nghiệp truyền thống của huyện Kim Sơn. Nghề làm cói mỹ nghệ của huyện nổi tiếng toàn quốc, với hơn 20 làng nghề hình thành từ lâu đời. Ảnh: Báo Công Thương.
Đặc sản nổi tiếng nhất của huyện Kim Sơn là rượu Kim Sơn, được sản xuất từ các làng nghề truyền thống ở xã Lai Thành, Hòa Lạc, Ứng Luật, thị trấn Phát Diệm... Ảnh: Wiki.
Một đặc sản khác thu hút sự quan tâm của du khách ở Kim Sơn là miến lươn. Những địa điểm lý tưởng để thưởng thức món ăn này là thị trấn Phát Diệm và thị trấn Bình Minh. Ảnh: Du lịch Ninh Bình.
Về cảnh quan thiên nhiên, 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Theo lộ trình quy hoạch đô thị Ninh Bình, giai đoạn 2020-2025, Kim Sơn - quê nhà Chủ tịch nước Trần Đại Quang - sẽ tách thành thị xã Phát Diệm với trung tâm là thị trấn Phát Diệm hiện tại và huyện Kim Sơn mới ở ven biển, trung tâm là thị trấn Bình Minh.
Mời quý độc giả xem video: Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Nguồn: TTXVN.