Phố Hàng Dầu là con phố dài khoảng 180 mét kéo dài từ phố Hàng Bè phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.Tên gọi phố Hàng Dầu bắt nguồn tù việc thời xưa phố này thời xưa có bán các thứ dầu thảo mộc (như dầu lạc, dầu vừng, dầu bông…) dùng để ăn và thắp đèn.Vào thời Pháp thuộc người Pháp gọi phố Hàng Dầu là rue du Lac (phố Bên Hồ), do một đầu phố thông ra bờ hồ Gươm gần cổng đền Ngọc Sơn. Năm 1945 phố lấy lại tên cổ là phố Hàng Dầu.Ngày nay, ít ai còn nhớ rằng trên phố Hàng Dầu đã từng tồn tại rạp chiếu phim đầu tiên ở Đông Dương. Đó là rạp Les Variétés (sau này đổi tên là rạp Pathé).Rạp do một doanh nhân người Pháp là ông Aste bỏ tiền xây dựng, vị trí nằm bên trái đền Bà Kiệu, nay là khu công viên có tượng đài Quyết tử. Rạp khánh thành vào ngày 10/8/1920. Trước khi có rạp, phim chỉ được chiếu ở các khách sạn, nhà hàng lớn vào một số dịp quan trọng.Cuối phố Hàng Dầu tọa lạc một di tích kiến trúc có giá trị cao của Hà Nội là tòa nhà Sở Lâm nghiệp thời Pháp thuộc, ngày nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội ở số nhà 49.Một số ngôi nhà có kiến trúc cổ vẫn được gìn giữ khá tốt trên phố.Phố Hàng Dầu cũng được biết đến là nơi sinh thành của Phạm Duy Tốn (1883-1924), nhà văn tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán dầu ở phố Hàng Dầu.Trong lịch sử nền văn học Việt, Phạm Duy Tốn được là một trong những người viết truyện ngắn đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Ông cũng đóng góp đáng kể vào việc sưu tầm vốn cũ trong kho tàng văn hóa dân gian.Do vị trí liền kề hồ Gươm, ngày nay phố Hàng Dầu là một khu buôn bán sôi động vào loại bậc nhất phố cổ Hà Nội.Các mặt hàng dầu truyền thống đã biến mất theo thời gian. Thay vào đó, con phố này đã trở thành một “thủ phủ” giày dép nổi tiếng của thủ đô.Dọc phố có hàng chục cửa hàng chuyên bán giày dép đủ mọi chủng loại, xuất xứ, phổ biến là các kiểu giày dép thông dụng cho mọi tầng lớp quần chúng.Ngoài ra cũng có những sản phẩm được chế tác cầu kỳ, thường được khách nước ngoài mua như một món quà kỷ niệm độc đáo của Hà Nội.Giá cả của giày dép trên phố Hàng Dầu được đánh giá là “bình dân”. Dù vậy phần lớn hàng hóa không niêm yết giá, nên người bán vô tư “nói thách” và khách thỏa sức “mặc cả”.Nhìn chung, phải là người có kinh nghiệm mua sắm ở Hà Nội thì mới mua được một món hàng ưng ý với giá phải chăng.Ngoài các cửa hàng bán giày dép, trên phố Hàng Dầu cũng có một nghề độc đáo là nghề sửa giày. Những người thợ giày cần mẫn làm việc ngay trên vỉa hè là hình ảnh quen thuộc trên phố.Với vị trí đắc địa và không gian mua sắm đặc sắc, phố Hàng Dầu đã trở thành một trong những tuyến phố du lịch trọng điểm, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ở khu phố cổ Hà Nội.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Dầu là con phố dài khoảng 180 mét kéo dài từ phố Hàng Bè phố Đinh Tiên Hoàng ở phía Nam khu phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Nhiễm Thượng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.
Tên gọi phố Hàng Dầu bắt nguồn tù việc thời xưa phố này thời xưa có bán các thứ dầu thảo mộc (như dầu lạc, dầu vừng, dầu bông…) dùng để ăn và thắp đèn.
Vào thời Pháp thuộc người Pháp gọi phố Hàng Dầu là rue du Lac (phố Bên Hồ), do một đầu phố thông ra bờ hồ Gươm gần cổng đền Ngọc Sơn. Năm 1945 phố lấy lại tên cổ là phố Hàng Dầu.
Ngày nay, ít ai còn nhớ rằng trên phố Hàng Dầu đã từng tồn tại rạp chiếu phim đầu tiên ở Đông Dương. Đó là rạp Les Variétés (sau này đổi tên là rạp Pathé).
Rạp do một doanh nhân người Pháp là ông Aste bỏ tiền xây dựng, vị trí nằm bên trái đền Bà Kiệu, nay là khu công viên có tượng đài Quyết tử. Rạp khánh thành vào ngày 10/8/1920. Trước khi có rạp, phim chỉ được chiếu ở các khách sạn, nhà hàng lớn vào một số dịp quan trọng.
Cuối phố Hàng Dầu tọa lạc một di tích kiến trúc có giá trị cao của Hà Nội là tòa nhà Sở Lâm nghiệp thời Pháp thuộc, ngày nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội ở số nhà 49.
Một số ngôi nhà có kiến trúc cổ vẫn được gìn giữ khá tốt trên phố.
Phố Hàng Dầu cũng được biết đến là nơi sinh thành của Phạm Duy Tốn (1883-1924), nhà văn tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán dầu ở phố Hàng Dầu.
Trong lịch sử nền văn học Việt, Phạm Duy Tốn được là một trong những người viết truyện ngắn đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Ông cũng đóng góp đáng kể vào việc sưu tầm vốn cũ trong kho tàng văn hóa dân gian.
Do vị trí liền kề hồ Gươm, ngày nay phố Hàng Dầu là một khu buôn bán sôi động vào loại bậc nhất phố cổ Hà Nội.
Các mặt hàng dầu truyền thống đã biến mất theo thời gian. Thay vào đó, con phố này đã trở thành một “thủ phủ” giày dép nổi tiếng của thủ đô.
Dọc phố có hàng chục cửa hàng chuyên bán giày dép đủ mọi chủng loại, xuất xứ, phổ biến là các kiểu giày dép thông dụng cho mọi tầng lớp quần chúng.
Ngoài ra cũng có những sản phẩm được chế tác cầu kỳ, thường được khách nước ngoài mua như một món quà kỷ niệm độc đáo của Hà Nội.
Giá cả của giày dép trên phố Hàng Dầu được đánh giá là “bình dân”. Dù vậy phần lớn hàng hóa không niêm yết giá, nên người bán vô tư “nói thách” và khách thỏa sức “mặc cả”.
Nhìn chung, phải là người có kinh nghiệm mua sắm ở Hà Nội thì mới mua được một món hàng ưng ý với giá phải chăng.
Ngoài các cửa hàng bán giày dép, trên phố Hàng Dầu cũng có một nghề độc đáo là nghề sửa giày. Những người thợ giày cần mẫn làm việc ngay trên vỉa hè là hình ảnh quen thuộc trên phố.
Với vị trí đắc địa và không gian mua sắm đặc sắc, phố Hàng Dầu đã trở thành một trong những tuyến phố du lịch trọng điểm, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ở khu phố cổ Hà Nội.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.