Phố Hàng Ngang là một tuyến phố nằm ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Diên Hưng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.Từ đời Lê, người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long. Họ ở tập trung tại một số phố theo quê quán. Phố Hàng Ngang phần lớn là Hoa kiều gốc Quảng Đông, mà tỉnh này lại có tên cổ là Việt, cho nên các sách địa chí cũ gọi phố này là phố Việt Đông.Đến thời thuộc địa, người Pháp gọi phố là “rue des Cantonnais” tức là “phố Người Quảng Đông”, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Ngang - một tên gọi được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về xuất xứ tên gọi phố Hàng Ngang. Một thuyết lý giải rằng thời xưa, ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến là đóng lại, có phu canh gác, do đó mà thành tên.Một bức vẽ từ thời Pháp còn lưu lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích là "Porte de la rue des Cantonnais” (Cổng phố của người Quảng Đông).Cách giải thích này nghe có vẻ hợp lý, nhưng cũng có ý kiến phản bác, vì cách ghép yếu tố "Ngang" của cái cổng với yếu tố "Hàng" của các loại hàng hóa để trở thành tên phố Hàng Ngang là khá khiên cưỡng và không phù hợp với thói quen đặt tên phố của người Hà Nội xưa.Nói về hàng hóa thì vào đầu thế kỷ 20 phố Hàng Ngang tập trung các hiệu tơ lụa lớn, trong đó có nhiều hiệu của người Hoa dòng họ Phan, như hiệu Phan Đức Thành (số 2), Phan Thái Thành (số 4), Phan Hưng Thành (số 26), Phan Vạn Thành (số 40), Phan Dụ Thành (số 56), Phan Hòa Thành (số 60)…Người Việt buôn tơ lụa lớn thì có Trịnh Phúc Lợi (số 7), Lợi Quyền (số 27). Sau người con cụ Trịnh Phúc Lợi là nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô chuyển sang số nhà 48 cùng phố.Nhà số 48 Hàng Ngang cũng là một di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.Ngày nay, phố Hàng Ngang là một trong những phố sầm uất nhất khu phố cổ Hà Nội. Phố bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, hàng tiêu dùng, từ bình dân cho đến cao cấp.Một điều làm nên nét đặc trưng của phố Hàng Ngang là sự hiện diện của các hiệu vẽ truyền thần, một nghề truyền thống đã được truyền lại qua nhiều thế hệ ở Hà Nội.Một số hình ảnh khác về phố Hàng Ngang.Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Phố Hàng Ngang là một tuyến phố nằm ở trục trung tâm phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất phường Diên Hưng, tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương cũ.
Từ đời Lê, người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long. Họ ở tập trung tại một số phố theo quê quán. Phố Hàng Ngang phần lớn là Hoa kiều gốc Quảng Đông, mà tỉnh này lại có tên cổ là Việt, cho nên các sách địa chí cũ gọi phố này là phố Việt Đông.
Đến thời thuộc địa, người Pháp gọi phố là “rue des Cantonnais” tức là “phố Người Quảng Đông”, năm 1945 lấy lại tên tiếng Việt là phố Hàng Ngang - một tên gọi được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Các lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.
Cho đến nay, có nhiều ý kiến khác nhau về xuất xứ tên gọi phố Hàng Ngang. Một thuyết lý giải rằng thời xưa, ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến là đóng lại, có phu canh gác, do đó mà thành tên.
Một bức vẽ từ thời Pháp còn lưu lại hình ảnh bức tường và cánh cổng ngang phố này, với chú thích là "Porte de la rue des Cantonnais” (Cổng phố của người Quảng Đông).
Cách giải thích này nghe có vẻ hợp lý, nhưng cũng có ý kiến phản bác, vì cách ghép yếu tố "Ngang" của cái cổng với yếu tố "Hàng" của các loại hàng hóa để trở thành tên phố Hàng Ngang là khá khiên cưỡng và không phù hợp với thói quen đặt tên phố của người Hà Nội xưa.
Nói về hàng hóa thì vào đầu thế kỷ 20 phố Hàng Ngang tập trung các hiệu tơ lụa lớn, trong đó có nhiều hiệu của người Hoa dòng họ Phan, như hiệu Phan Đức Thành (số 2), Phan Thái Thành (số 4), Phan Hưng Thành (số 26), Phan Vạn Thành (số 40), Phan Dụ Thành (số 56), Phan Hòa Thành (số 60)…
Người Việt buôn tơ lụa lớn thì có Trịnh Phúc Lợi (số 7), Lợi Quyền (số 27). Sau người con cụ Trịnh Phúc Lợi là nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô chuyển sang số nhà 48 cùng phố.
Nhà số 48 Hàng Ngang cũng là một di tích lịch sử quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập, bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945.
Ngày nay, phố Hàng Ngang là một trong những phố sầm uất nhất khu phố cổ Hà Nội. Phố bán chủ yếu các mặt hàng quần áo, hàng tiêu dùng, từ bình dân cho đến cao cấp.
Một điều làm nên nét đặc trưng của phố Hàng Ngang là sự hiện diện của các hiệu vẽ truyền thần, một nghề truyền thống đã được truyền lại qua nhiều thế hệ ở Hà Nội.
Một số hình ảnh khác về phố Hàng Ngang.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.