1. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp đá cổ nổi tiếng của Hà Nội. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh". Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.2. Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc cổ độc đáo hiếm có của Việt Nam. Tháp được có từ khoảng thế kỷ 17-18, là nơi thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.Công trình được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp có một khoang rỗng hình tròn đường kính 2,29 mét, ở tầng dưới cùng đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết.Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.3. Nằm trong khuôn viên tổ đình Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM), tháp đá Vĩnh Nghiêm được khánh thành vào năm 2003, là tòa bảo tháp Phật giáo bằng đá đầu tiên được xây dựng ở khu vực Nam Bộ.Tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm. Với chiều cao 14 mét, trọng lượng khoảng 180 tấn, đây là tòa tháp đá cao và nặng nhất Việt Nam hiện tại.Không chỉ có quy mô bề thế, đá Vĩnh Nghiêm còn được tạo tác rất tinh xảo. Tổ đình Vĩnh Nghiêm có nguồn gốc từ chùa Vĩnh Nghiêm ở thôn Đức La, Bắc Giang - Trung tâm thiền học Phật giáo đời Trần, nên họa tiết điêu khắc trên tòa tháp mang đậm dấu ấn đời Trần.Trên từng tầng tháp là hàng ngàn những cánh sen, hoa sen, sóng nước, lá đề, dơi, câu đối, câu chú... được chạm khắc công phu. Vẻ đẹp của tòa tháp khiến nhiều du khách thập phương không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng.Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.
1. Nằm bên bờ hồ Gươm, ở phía ngoài lối vào đền Ngọc Sơn, Tháp Bút là tòa tháp đá cổ nổi tiếng của Hà Nội. Tháp được xây dựng năm Tự Đức thứ 18 (1865) trên nền núi Độc Tôn cũ theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu.
Tòa tháp được xây bằng đá, có năm tầng, bình đồ hình vuông, cao 28 mét. Tính cả núi Độc Tôn, chiều cao của tháp là 32 mét. Ba tầng giữa tháp, mặt hướng về lối vào đền Ngọc Sơn có khắc ba chữ Tả Thanh Thiên, nghĩa là "viết lên trời xanh".
Đỉnh Tháp Bút được tạo hình như một đầu bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9 mét.
Một công trình gắn liền với Tháp Bút là Đài Nghiên - nghiên mực bằng đá xanh hình nửa trái đào được đỡ bằng ba con cóc - nằm trên cánh cổng ở đầu cầu Thê Húc. Tương truyền, vào một số giờ trong năm, bóng của đỉnh Tháp Bút sẽ chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên.
2. Nằm trong khuôn viên chùa Bút Tháp, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tháp Báo Nghiêm là một công trình kiến trúc cổ độc đáo hiếm có của Việt Nam. Tháp được có từ khoảng thế kỷ 17-18, là nơi thờ Hoà thượng Chuyết Chuyết (1590-1644), người trụ trì chùa từ năm 1633 - 1644.
Công trình được xây bằng đá, cao 13,05 mét, gồm 5 tầng mặt cắt hình bát giác. Đỉnh tháp trông giống như cây bút khổng lồ vươn thẳng tới trời cao thanh vắng. Các góc của 5 tầng có những quả chuông nhỏ.
Đỉnh tháp có hình bầu hồ lô, tượng trưng cho sự hội tụ linh khí của đất trời. Lòng tháp có một khoang rỗng hình tròn đường kính 2,29 mét, ở tầng dưới cùng đặt tượng Hòa thượng Chuyết Chuyết.
Giá trị mỹ thuật của tháp Báo Nghiêm tập trung ở tầng đầu tiên với hai cột chạm rồng và 13 phù điêu chạm hình thú vật trên bề mặt. Ẩn sau loạt hình ảnh được chạm khắc ở tháp Báo Nghiêm là những ý nghĩa sâu xa mà cho đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa giải đáp được thấu đáo.
3. Nằm trong khuôn viên tổ đình Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP HCM), tháp đá Vĩnh Nghiêm được khánh thành vào năm 2003, là tòa bảo tháp Phật giáo bằng đá đầu tiên được xây dựng ở khu vực Nam Bộ.
Tháp thờ cố Đại lão Hoà thượng Thích Thanh Kiểm, một trong hai vị cao tăng có công sáng lập chùa Vĩnh Nghiêm. Với chiều cao 14 mét, trọng lượng khoảng 180 tấn, đây là tòa tháp đá cao và nặng nhất Việt Nam hiện tại.
Không chỉ có quy mô bề thế, đá Vĩnh Nghiêm còn được tạo tác rất tinh xảo. Tổ đình Vĩnh Nghiêm có nguồn gốc từ chùa Vĩnh Nghiêm ở thôn Đức La, Bắc Giang - Trung tâm thiền học Phật giáo đời Trần, nên họa tiết điêu khắc trên tòa tháp mang đậm dấu ấn đời Trần.
Trên từng tầng tháp là hàng ngàn những cánh sen, hoa sen, sóng nước, lá đề, dơi, câu đối, câu chú... được chạm khắc công phu. Vẻ đẹp của tòa tháp khiến nhiều du khách thập phương không khỏi trầm trồ khi được chiêm ngưỡng.
Mời quý độc giả xem video: Non nước hữu tình Chùa Tam Chúc | VTV24.