Những chiếc rừu đá được khai quật tại di chỉ Hoàn Kiếm, Gia Lâm (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), niên đại vào khoảng 3.000-4.000 năm trước. Đây là cổ vật minh chứng cho sự hiện diện từ rất lâu đời của cộng đồng dân cư ở Lâm Đồng.Đàn đá Di Linh, có từ 2.500-3.000 năm trước, được phát hiện năm 1997 tại xã Đinh Đạc, huyện Di Linh. Đây là một trong những bộ đàn đá lớn và nguyên vẹn nhất Việt Nam được phát hiện ở tỉnh Lâm Đồng.Trống đồng Đông Sơn loại H1, niên đại 2.000-2.500 năm trước, được phát hiện tại xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai năm 2008. Hiện vật này là bằng chứng về sự lan tỏa của văn hóa Việt cổ ở Lâm Đồng thời tiền - sơ sử.Bộ linga - yoni niên đại thế kỷ 8-10, phát hiên tại di tích Cát Tiên (xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng). Theo quan niệm của đạo Bà La Môn, linga - yoni tượng trưng cho sự giao hòa âm dương, là nguồn gốc sinh sôi nảy nở của vạn vật.Tượng thần Ganesha niên đại thế kỷ 8-10, được phát hiện tại gò 8 khu di tích Cát Tiên, thuộc địa phận xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên. Cho đến nay, danh tính chủ nhân khu di tích mang ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ này vẫn là ẩn số với các nhà nghiên cứu.Đĩa đồng niên đại thế kỷ 8-10, được phát hiện tại gò 8 khu di tích Cát Tiên. Hiện vật được tạo tác tinh xảo, thể hiện trình độ kỹ thuật cao của các cư dân văn hóa Cát Tiên.Các hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, có từ thế kỷ 8-10, phát hiện tại gò 1A, khu di tích Cát Tiên ( xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên).Phù điêu thần Siva bằng bạc có từ thế kỷ 8-10, được phát hiện năm 1985 tại hố thám sát trung tâm, khu di tích Cát Tiên (xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên).Đồ gốm Gò Sành - Bình Định - niên đại khoảng thế kỷ 15, được khai quật tại di chỉ mộ táng Đại Làng, huyện Bảo Lâm. Đây là khu di chỉ mộ táng lớn nhất và được phát hiện đầu tiên ở Lâm Đồng.Chuỗi hạt làm bằng các loại đá màu thuộc di chỉ mộ táng Đại Làng.Tiền đồng được phát hiện ở di chỉ mộ táng Đại Làng.Những mũi lao sắt của chủ nhân di chỉ mộ tàng Đại Làng, niên đại khoảng thế kỷ 16-17.Các loại đồ trang sức được phát hiện tại di chỉ mộ táng Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, niên đại thế kỷ 16-17.Lục lạc đồng và chuông đồng có từ thế kỷ 17-18, được phát hiện tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.Cân đĩa ông Cung Văn Được (phường 4 thành phố Đà Lạt) sử dụng những năm 1960, một hiện vật tiêu biểu cho sự phát triển đô thị Đà Lạt thế kỷ 20.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Những chiếc rừu đá được khai quật tại di chỉ Hoàn Kiếm, Gia Lâm (huyện Lâm Hà, Lâm Đồng), niên đại vào khoảng 3.000-4.000 năm trước. Đây là cổ vật minh chứng cho sự hiện diện từ rất lâu đời của cộng đồng dân cư ở Lâm Đồng.
Đàn đá Di Linh, có từ 2.500-3.000 năm trước, được phát hiện năm 1997 tại xã Đinh Đạc, huyện Di Linh. Đây là một trong những bộ đàn đá lớn và nguyên vẹn nhất Việt Nam được phát hiện ở tỉnh Lâm Đồng.
Trống đồng Đông Sơn loại H1, niên đại 2.000-2.500 năm trước, được phát hiện tại xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai năm 2008. Hiện vật này là bằng chứng về sự lan tỏa của văn hóa Việt cổ ở Lâm Đồng thời tiền - sơ sử.
Bộ linga - yoni niên đại thế kỷ 8-10, phát hiên tại di tích Cát Tiên (xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên, Lâm Đồng). Theo quan niệm của đạo Bà La Môn, linga - yoni tượng trưng cho sự giao hòa âm dương, là nguồn gốc sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tượng thần Ganesha niên đại thế kỷ 8-10, được phát hiện tại gò 8 khu di tích Cát Tiên, thuộc địa phận xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên. Cho đến nay, danh tính chủ nhân khu di tích mang ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ này vẫn là ẩn số với các nhà nghiên cứu.
Đĩa đồng niên đại thế kỷ 8-10, được phát hiện tại gò 8 khu di tích Cát Tiên. Hiện vật được tạo tác tinh xảo, thể hiện trình độ kỹ thuật cao của các cư dân văn hóa Cát Tiên.
Các hiện vật bằng vàng được chế tác bằng kỹ thuật dập nổi, có từ thế kỷ 8-10, phát hiện tại gò 1A, khu di tích Cát Tiên ( xã Quảng Ngãi, huyện Cát Tiên).
Phù điêu thần Siva bằng bạc có từ thế kỷ 8-10, được phát hiện năm 1985 tại hố thám sát trung tâm, khu di tích Cát Tiên (xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên).
Đồ gốm Gò Sành - Bình Định - niên đại khoảng thế kỷ 15, được khai quật tại di chỉ mộ táng Đại Làng, huyện Bảo Lâm. Đây là khu di chỉ mộ táng lớn nhất và được phát hiện đầu tiên ở Lâm Đồng.
Chuỗi hạt làm bằng các loại đá màu thuộc di chỉ mộ táng Đại Làng.
Tiền đồng được phát hiện ở di chỉ mộ táng Đại Làng.
Những mũi lao sắt của chủ nhân di chỉ mộ tàng Đại Làng, niên đại khoảng thế kỷ 16-17.
Các loại đồ trang sức được phát hiện tại di chỉ mộ táng Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, niên đại thế kỷ 16-17.
Lục lạc đồng và chuông đồng có từ thế kỷ 17-18, được phát hiện tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà.
Cân đĩa ông Cung Văn Được (phường 4 thành phố Đà Lạt) sử dụng những năm 1960, một hiện vật tiêu biểu cho sự phát triển đô thị Đà Lạt thế kỷ 20.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.