Lịch sử Trung Hoa ghi nhận Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1328-1398) là vị hoàng đế xuất thân từ tầng lớp bình dân, trải qua muôn vàn khó khăn để gây dựng nên nhà Minh hùng mạnh.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đằng sau ánh hào quang của ngai vàng, vị hoàng đế này lại phải gánh chịu không ít nỗi đau xót đến tận cùng của một người cha. Trong số những người con của Chu Nguyên Chương, có lẽ Chu Sảng là cái tên khiến ông day dứt và phẫn nộ nhất.
|
Chân dung Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. |
Sinh năm 1356, Chu Sảng là đích tử thứ hai của Chu Nguyên Chương và Hiếu Từ Cao Hoàng hậu Mã thị (còn gọi là Minh Thái Tổ Mã Hoàng hậu).
Ngay từ nhỏ, Chu Sảng đã được đánh giá là người thông minh, giỏi võ nghệ, văn võ song toàn. Năm 1371, khi mới 16 tuổi, Chu Sảng được vua cha phong làm Tần vương, trấn giữ Tây An - một trong những trọng trấn bậc nhất thời bấy giờ, nay là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Việc phong Chu Sảng làm Tần vương cho thấy Chu Nguyên Chương đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào người con trai này. Trong chiếu chỉ của triều đình, Chu Nguyên Chương dặn con trai phải quan tâm đến dân chúng để họ có thể tiếp tục sống và làm việc trong thái bình.
Tuy nhiên, trái ngược với kỳ vọng của cha mình, Chu Sảng lại là một kẻ tàn bạo, hoang dâm vô độ.
Vị vương gia 'chết không hết tội'
Sau khi đến Tây An nhậm chức, Chu Sảng không màng đến lời dặn dò của vua cha là phải lo cho dân, mà lại lao vào xây dựng cung điện nguy nga, tráng lệ, bóc lột của cải, sức lao động của bách tính. Người này còn tham ô tiền bạc và buộc người dân phải đóng thuế nặng nề. Nếu ai dám đến Bắc Kinh tố cáo, lập tức cho phái người đến ngăn cản và giết chết.
Không những thế, Chu Sảng còn thường xuyên ngược đãi thuộc hạ, đánh đập cung nữ dã man.
Để thỏa mãn thú vui của bản thân, Chu Sảng đã ép vua cha phải gả em gái của Vương Bảo Bảo - "đệ nhất hổ tướng" của nhà Nguyên - cho mình.
Vốn muốn chiêu dụ Vương Bảo Bảo về dưới trướng, Chu Nguyên Chương đành chấp nhận gả Quan Âm Nô (Vương thị) cho Chu Sảng vào năm 1374. Quan Âm Nô được lập làm Tần vương Chánh phi.
Dù Quan Âm Nô là người hiền dịu, nết na nhưng Chu Sảng lại không hề yêu thương, mà chỉ sủng ái thứ phi họ Đặng, nạp vào năm 1375.
Không chỉ bỏ bê chính thất, Chu Sảng còn nghe theo lời xúi giục của Đặng thị, giam lỏng Quan Âm Nô, ép nàng phải sống trong cảnh thiếu thốn, khổ sở.
Chưa dừng lại ở đó, Chu Sảng còn ngang nhiên xây dựng cung điện riêng cho Đặng thị, cho phép nàng mặc trang phục của hoàng hậu, thậm chí là cho đóng cả long sàng năm móng - thứ chỉ dành riêng cho bậc thiên tử. Hành động này của Chu Sảng chẳng khác nào muốn tạo phản, khiến Chu Nguyên Chương vô cùng tức giận.
Năm 1395, Chu Nguyên Chương đã cho triệu tập Chu Sảng về kinh thành để khiển trách. Đồng thời, ông cũng ban chết cho Đặng thị và yêu cầu Chu Sảng phải đối xử tốt với Quan Âm Nô. Tuy nhiên, dù Đặng thị đã chết, Chu Sảng vẫn không hề thay đổi, vẫn tiếp tục sống trong sa đọa và tàn bạo.
Theo ghi chép trong lịch sử, Chu Sảng thường xuyên sai người đi thu gom vàng bạc, châu báu từ các vùng lân cận, khiến cho người dân lâm vào cảnh khốn cùng, phải bán vợ đợ con. Không chỉ bóc lột của cải, Chu Sảng còn ra lệnh bắt giữ hàng trăm phụ nữ mang thai, ép họ phải xa lìa chồng con, bắt cóc trẻ em để về sau làm thái giám.
Những hành động tàn ác của Chu Thường khiến cho người dân vô cùng căm phẫn, oán thán ngập trời.
Năm 1399, trong một lần xuất binh trở về, Chu Sảng đã bị ba cung nhân trong phủ đầu độc. Tin tức Chu Sảng qua đời khiến Chu Nguyên Chương không khỏi bàng hoàng.
Tuy nhiên, thay vì đau buồn, thương xót cho con trai, Chu Nguyên Chương lại tỏ ra vô cùng phẫn nộ. Ông cho rằng cái chết của Chu Sảng là “chết không hết tội” và hạ lệnh giáng tước khi mai táng.