Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi, cùi là một căn bệnh da liễu hiểm nghèo từng bị coi là vô phương cứu chữa trong nhiều thế kỷ. Đây cũng là căn bệnh được ghi nhận từ rất sớm trong lịch sử.Căn bệnh này đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép lại trong cuốn sách y học "Ebers Papyrus" được viết vào năm 1550 TCN.Cuốn sách này viết: "Căn bệnh sinh ra những khối u trên cơ thể bệnh nhân và chúng phồng rộp lên như thể có không khí ở bên trong đó vậy”.Vào thời Ai Cập cổ cũng như các thời đại sau đó, người bị bệnh phong được coi như đã cầm chắc cái chết đau đớn và bị xã hội cách ly, ruồng bỏ, thậm chí bị giết hại do lo sợ bệnh dịch lây lan.Da thịt người mắc bệnh phong thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau.Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.Điều đáng sợ là trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh phong có thể nhanh chóng lây lan. Một người có thể mang vi khuẩn gây bệnh phong trong 20 năm, và trong thời gian này họ có thể lây bệnh cho những người khác.Trong quá khứ, rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đi sinh mạng từ căn bệnh này. Trong số đó, có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử.Rất may mắn là với sự tiến bộ của ngành y tế, ngày nay bệnh phong có thể chữa khỏi một cách dễ dàng mà không tốn kém nhiều chi phí. Và căn bệnh này không còn là "bản án tử" đối với người mắc phải.Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.
Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi, cùi là một căn bệnh da liễu hiểm nghèo từng bị coi là vô phương cứu chữa trong nhiều thế kỷ. Đây cũng là căn bệnh được ghi nhận từ rất sớm trong lịch sử.
Căn bệnh này đã được người Ai Cập cổ đại ghi chép lại trong cuốn sách y học "Ebers Papyrus" được viết vào năm 1550 TCN.
Cuốn sách này viết: "Căn bệnh sinh ra những khối u trên cơ thể bệnh nhân và chúng phồng rộp lên như thể có không khí ở bên trong đó vậy”.
Vào thời Ai Cập cổ cũng như các thời đại sau đó, người bị bệnh phong được coi như đã cầm chắc cái chết đau đớn và bị xã hội cách ly, ruồng bỏ, thậm chí bị giết hại do lo sợ bệnh dịch lây lan.
Da thịt người mắc bệnh phong thường phát nhọt, lở loét. Khi nặng hơn vết thương lõm vào da thịt, thanh quản bị lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng không còn cảm giác nóng, lạnh và đau.
Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.
Điều đáng sợ là trong giai đoạn ủ bệnh, bệnh phong có thể nhanh chóng lây lan. Một người có thể mang vi khuẩn gây bệnh phong trong 20 năm, và trong thời gian này họ có thể lây bệnh cho những người khác.
Trong quá khứ, rất nhiều người Việt Nam đã bị cướp đi sinh mạng từ căn bệnh này. Trong số đó, có nhà thơ nổi tiếng Hàn Mặc Tử.
Rất may mắn là với sự tiến bộ của ngành y tế, ngày nay bệnh phong có thể chữa khỏi một cách dễ dàng mà không tốn kém nhiều chi phí. Và căn bệnh này không còn là "bản án tử" đối với người mắc phải.
Mời quý độc giả xem clip: Sự thật bất ngờ về kim tự tháp Ai Câp.