Giếng trời hay sân trời là một nét đặc sắc trong kiến trúc của những ngôi nhà cổ ở phố cổ Hội An. Đây là những khoảng sân không có mái che, ngăn cách giữa các khối nhà của một ngôi nhà ống. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ số 33 Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An.Các khoảng sân này có vai trò tận dụng tối đa ánh sáng và không khí, khiến các gian phòng của ngôi nhà luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Tùy theo quy mô, một ngôi nhà có thể có từ một đến hai giếng trời. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Quân Thắng, 77 Trần Phú.Theo thông lệ ở phố cổ Hội An, vị trí trung tâm của giếng trời sẽ có một bể nước, bên trong đặt hòn non bộ hoặc trồng cây xanh. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ 80 Trần Phú.Bức tường sau bể nước được đắp hình cuốn thư, trang trí các đồ án linh vật, hoa lá, bát bảo... giàu tính thẩm mỹ. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Tấn Ký, 101 Nguyễn Thái Học.Cách sắp đặt không gian giếng trời như vậy vừa nhấn mạnh gia phong, nề nếp của gia chủ, vừa tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ 80 Trần Phú.Khu vực giếng trời chính là không gian nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào cỏ cây của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ số 33 Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An.Khác với những ngôi nhà ống ở các đô thị ngày nay, nhà cổ ở Hội An không gây cảm giác ngột ngạt nhờ sự thông thoáng mà giếng trời tạo ra. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Quân Thắng, 77 Trần Phú.Có thể nói, giếng trời ở Hội An vừa mang những giá trị văn hóa sâu sắc, vừa giàu tính tham khảo, ứng dụng trong việc xây nhà ở các thành phố hiện đại. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Tấn Ký, 101 Nguyễn Thái Học.Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.
Giếng trời hay sân trời là một nét đặc sắc trong kiến trúc của những ngôi nhà cổ ở phố cổ Hội An. Đây là những khoảng sân không có mái che, ngăn cách giữa các khối nhà của một ngôi nhà ống. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ số 33 Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An.
Các khoảng sân này có vai trò tận dụng tối đa ánh sáng và không khí, khiến các gian phòng của ngôi nhà luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Tùy theo quy mô, một ngôi nhà có thể có từ một đến hai giếng trời. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Quân Thắng, 77 Trần Phú.
Theo thông lệ ở phố cổ Hội An, vị trí trung tâm của giếng trời sẽ có một bể nước, bên trong đặt hòn non bộ hoặc trồng cây xanh. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ 80 Trần Phú.
Bức tường sau bể nước được đắp hình cuốn thư, trang trí các đồ án linh vật, hoa lá, bát bảo... giàu tính thẩm mỹ. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Tấn Ký, 101 Nguyễn Thái Học.
Cách sắp đặt không gian giếng trời như vậy vừa nhấn mạnh gia phong, nề nếp của gia chủ, vừa tạo nên sự hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ 80 Trần Phú.
Khu vực giếng trời chính là không gian nghỉ ngơi, thư giãn, hít thở không khí trong lành, hòa mình vào cỏ cây của các thành viên trong gia đình. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ số 33 Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An.
Khác với những ngôi nhà ống ở các đô thị ngày nay, nhà cổ ở Hội An không gây cảm giác ngột ngạt nhờ sự thông thoáng mà giếng trời tạo ra. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Quân Thắng, 77 Trần Phú.
Có thể nói, giếng trời ở Hội An vừa mang những giá trị văn hóa sâu sắc, vừa giàu tính tham khảo, ứng dụng trong việc xây nhà ở các thành phố hiện đại. Ảnh: Giếng trời ở nhà cổ Tấn Ký, 101 Nguyễn Thái Học.
Mời quý độc giả xem video: Độc đáo và đa dạng các món ăn của người Hoa ở Sài Gòn / VTV Travel.