1. Nằm trên đảo Ngọc, một hòn đảo của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Đền có lịch sử hình thành từ thời Lý, năm 1865 nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay về cơ bản vẫn được giữ nguyên từ đợt trùng tu của Nguyễn Văn Siêu.Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc, hòa quyện với không gian cây xanh và kiến trúc của Hồ Gươm. Ở lớp ngoài cùng có Tháp Bút và Đài Nghiên, công trình tôn vinh nền nho học xưa.Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu có 15 nhịp, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân Nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13.Hai bên khu đền chính có hai gian chái, trong đó gian bên phải là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật đặc biệt quý hiếm gắn liền với những giai thoại huyền bí về chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác kiến trúc cổ của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.2. Nằm ở phía Đông Hồ Gươm, đối diện cửa đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu -tên chữ là Thiên Tiên điện - là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội. Đền được xây vào thời nhà Lê triều Vĩnh Tộ, đến triều Cảnh Hưng thì mở rộng thêm. Triều vua Tự Đức ngôi đền được tu sửa lần nữa.Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội, phố xá xung quanh Hồ Gươm được mở rộng. Năm 1891, chính quyền thuộc địa thu một phần đất của ngôi đền để mở đại lộ Francis Garnier. Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần là đến chính và cổng tam quan cách nhau bởi phố Đinh Tiên Hoàng.Khu đền chính gồm các công trình bố trí theo chiều dọc, từ ngoài vào trong là nhà đại bái, phương đình và hậu cung.Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian. Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa hậu cung, chạm khắc cầu kỳ.Là một trong những nơi thờ Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, đền Bà Kiệu gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long trong suốt nhiều thế kỷ. Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1994.3. Nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa (gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc; đền Kim Liên trấn giữ phía Nam; đền Voi Phục trấn giữ phía Tây; đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông).Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tên gọi Bạch Mã xuất phát từ truyền thuyết vua Lý Thái Tổ theo dầu chân ngựa trắng từ đền đi ra vẽ đồ án xây thành Thăng Long sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín.Nhân dân từ xưa tới nay tin rằng Đền Bạch Mã rất linh thiêng. Cùng với các giá trị về văn hóa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật, đền Bạch Mã còn là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội về nhiều mặt.4. Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét độc đáo của khu phố cổ Hà Nội. Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819, là nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công). Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.Hậu cung của đền là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế. Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.Ngày nay đền Quan Đế không chỉ trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, mà còn là trung tâm cung cấp thông tin về di sản phố cổ Hà Nội. Vào năm 2015, công trình đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.
1. Nằm trên đảo Ngọc, một hòn đảo của hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn được coi là ngôi đền cổ nổi tiếng nhất của thủ đô Hà Nội. Đền có lịch sử hình thành từ thời Lý, năm 1865 nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Diện mạo đền Ngọc Sơn ngày nay về cơ bản vẫn được giữ nguyên từ đợt trùng tu của Nguyễn Văn Siêu.
Về tổng quan, ngôi đền là một quần thể kiến trúc gồm nhiều lớp kéo dài từ bờ hồ Hoàn Kiếm ra đảo Ngọc, hòa quyện với không gian cây xanh và kiến trúc của Hồ Gươm. Ở lớp ngoài cùng có Tháp Bút và Đài Nghiên, công trình tôn vinh nền nho học xưa.
Sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc, lối đi độc đạo dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu có 15 nhịp, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng. Tên cầu nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời.
Khu đền chính của đền Ngọc Sơn có ba nếp nhà chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung. Hậu cung là nơi thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã ba lần đại phá quân Nguyên sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 13.
Hai bên khu đền chính có hai gian chái, trong đó gian bên phải là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm, sinh vật đặc biệt quý hiếm gắn liền với những giai thoại huyền bí về chuyện vua Lê Lợi trả gươm cho Rùa Thần.
Giới nghiên cứu đánh giá, đền Ngọc Sơn thực sự là một tuyệt tác kiến trúc cổ của người Việt về phương diện mỹ thuật và kiến trúc sinh thái. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc đặc biệt, đền Ngọc Sơn cùng hồ Hoàn Kiếm đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.
2. Nằm ở phía Đông Hồ Gươm, đối diện cửa đền Ngọc Sơn, đền Bà Kiệu -tên chữ là Thiên Tiên điện - là một ngôi đền cổ có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội. Đền được xây vào thời nhà Lê triều Vĩnh Tộ, đến triều Cảnh Hưng thì mở rộng thêm. Triều vua Tự Đức ngôi đền được tu sửa lần nữa.
Sau khi người Pháp chiếm Hà Nội, phố xá xung quanh Hồ Gươm được mở rộng. Năm 1891, chính quyền thuộc địa thu một phần đất của ngôi đền để mở đại lộ Francis Garnier. Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần là đến chính và cổng tam quan cách nhau bởi phố Đinh Tiên Hoàng.
Khu đền chính gồm các công trình bố trí theo chiều dọc, từ ngoài vào trong là nhà đại bái, phương đình và hậu cung.
Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian. Tượng các nữ thần đặt trong một khám thờ lớn ở giữa hậu cung, chạm khắc cầu kỳ.
Là một trong những nơi thờ Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, đền Bà Kiệu gắn bó mật thiết với đời sống văn hoá tinh thần của Thăng Long trong suốt nhiều thế kỷ. Ngôi đền đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá quốc gia vào năm 1994.
3. Nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đền Bạch Mã là một trong tứ Trấn của kinh thành Thăng Long xưa (gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh trấn giữ phía Bắc; đền Kim Liên trấn giữ phía Nam; đền Voi Phục trấn giữ phía Tây; đền Bạch Mã trấn giữ phía Đông).
Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng) - vị thần gốc của Hà Nội cổ. Tên gọi Bạch Mã xuất phát từ truyền thuyết vua Lý Thái Tổ theo dầu chân ngựa trắng từ đền đi ra vẽ đồ án xây thành Thăng Long sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thế kỷ 19. Hiện tại ngôi đền có quy mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam, các hạng mục chính gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng ở phía sau được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín.
Nhân dân từ xưa tới nay tin rằng Đền Bạch Mã rất linh thiêng. Cùng với các giá trị về văn hóa tâm linh và kiến trúc nghệ thuật, đền Bạch Mã còn là một nguồn tư liệu quý để nghiên cứu, tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội về nhiều mặt.
4. Nằm ở số 28 phố Hàng Buồm, đền Quan Đế là một công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét độc đáo của khu phố cổ Hà Nội. Theo sử sách, đền được cộng đồng Hoa Kiều gốc Quảng Đông xây dựng vào năm 1819, là nơi thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công). Cho đến đầu thế kỷ 20, đền đã trải qua nhiều lần trùng tu, mở rộng.
Vể tổng thể, đền Quan Đế có một tầng, được xây dựng theo lối chữ Công, ngoài cùng là Nghi môn, tiếp đến là phần sân rộng rãi dẫn tới nhà Tiền tế, Phương đình và Hậu cung nằm trong cùng.
Hậu cung của đền là nơi đặt bàn thờ Quan Thánh Đế. Giữa bàn thờ là bức tượng Quan Thánh Đế uy nghiêm được đúc bằng đồng. Quan Thánh Đế hay Quan Công là một vị tướng trung thần nước Thục thời Tam Quốc ở Trung Hoa thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, được hình tượng hóa qua tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung.
Ngày nay đền Quan Đế không chỉ trở thành điểm đến thu hút khách du lịch nước ngoài, mà còn là trung tâm cung cấp thông tin về di sản phố cổ Hà Nội. Vào năm 2015, công trình đã được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Đi tìm Tết Việt. Nguồn: VTC14.