Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa phận Sơn Tây. Đường Lâm bao gồm 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm đến nay vẫn được lưu giữ.Được gọi là làng cổ bởi Đường Lâm cho đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà cổ, đình cổ, chùa cổ, nhà thờ cổ, cổng làng cổ, giếng nước cổ… Khách du lịch còn ấn tượng bởi ẩm thực phong phú nơi đây. Những món đặc sản nổi tiếng như thịt gà mía, cà ghém ngâm tương, bánh tẻ nóng, bánh đúc lạc, bánh gai, kẹo lạc…như mời gọi du khách bốn phương. Đặc biệt, nơi đây còn có món tương bần trứ danhCổng làng cổ Đường Lâm - Mông Phụ được cho là cổng làng cổ duy nhất còn nguyên vẹn ở miền Bắc Việt Nam. Cổng được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ. Do cổng quay hướng Đông Nam nên vào hè, giữa cái nóng bức, không gian của cổng như một chiếc quạt khổng lồ làm vơi đi nỗi mệt nhọc, cho người dân sau buổi lao động miệt mài với đồng ruộng.Đình làng Mông Phụ được cho là xây dựng trên thế đất đầu rồng, ở vị trí cao nhất của làng, hai bên có hai giếng là hai mắt rồng, hai lối nước chảy là hai râu rồng, đuôi rồng vắt về phía xóm sải. Sân đình luôn sạch sẽ, được ví như “cái nong” khổng lồ để cho người trong làng phơi nông sản những ngày nắng. Hiện, đình làng Mông Phụ còn lưu giữ được 17 đạo sắc phong, kiệu bát cống, đồ thờ tự, hoành phi...Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ là di tích được xây dựng từ thời vua Tự Đức. Thám hoa Giang Văn Minh là sứ thần Việt Nam được cử sang Trung Quốc thế kỷ 17. Trong nhà thờ còn lưu giữ một số di vật quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng.Làng cổ Đường Lâm hiện có 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1649 và vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Hầu hết các nhà cổ đều được xây dựng theo phong cách nhà 5 gian hay 7 gian với các vật liệu như gỗ xoan, tre nứa, gạch nung, gói đỏ, đá ong hay mùn cưa.Khuôn viên các ngôi nhà đều rất rộng rãi, phân chia thành các khu: cổng có mái che, nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm… Những ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng của làng du khách có thể ghé thăm như: nhà ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến, nhà chị Dương Lan,...Giếng cổ Đường Lâm nằm tại nhiều vị trí trong làng, chủ yếu tại các ngã ba. Cũng giống như đình làng, giếng nước cũng chính là linh hồn của nhiều làng quê Việt. Những chiếc giếng không quá sâu, được lát bằng gạch nung tạo thành miệng giếng trông rất độc đáo và chắc hẳn không phải nơi nào cũng có.Đền thờ và Lăng Vua Ngô Quyền có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên bao bọc rất rộng rãi, bốn mùa phủ màu xanh bóng mát của các loài cây, hoa quý, tạo không gian thoáng mát, dễ chịu, hài hòa và linh thiêng. Ngoài viện tham quan di tích, du khách còn được hồi tưởng về những địa danh xung quanh gắn liền với công lao, thân thế, sự nghiệp của vua Ngô Quyền như: giếng Ngọc, vũng Hùm, đàn trời, bãi Xà mâu.Đền Phùng Hưng được nhân dân trong làng lập nên để tôn thờ công lao to lớn của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Đây là một trong số những ngôi đền có quy mô lớn nhất, với lối kiến trúc độc đáo và kì lạ chưa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa của người Việt. Mặc dù đã được trùng tu và tái tạo lại, nhưng hiện đền vẫn giữ nguyên được nét cổ kính lịch sử thời xưa. Các hoa văn họa tiết trang trí trong đền vô cùng đặc biệt và độc đáo: hình đầu gà, bờ nóc…
Làng cổ Đường Lâm nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, thuộc địa phận Sơn Tây. Đường Lâm bao gồm 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm đến nay vẫn được lưu giữ.
Được gọi là làng cổ bởi Đường Lâm cho đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều ngôi nhà cổ, đình cổ, chùa cổ, nhà thờ cổ, cổng làng cổ, giếng nước cổ… Khách du lịch còn ấn tượng bởi ẩm thực phong phú nơi đây. Những món đặc sản nổi tiếng như thịt gà mía, cà ghém ngâm tương, bánh tẻ nóng, bánh đúc lạc, bánh gai, kẹo lạc…như mời gọi du khách bốn phương. Đặc biệt, nơi đây còn có món tương bần trứ danh
Cổng làng cổ Đường Lâm - Mông Phụ được cho là cổng làng cổ duy nhất còn nguyên vẹn ở miền Bắc Việt Nam. Cổng được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và lớp đá ong tổ. Do cổng quay hướng Đông Nam nên vào hè, giữa cái nóng bức, không gian của cổng như một chiếc quạt khổng lồ làm vơi đi nỗi mệt nhọc, cho người dân sau buổi lao động miệt mài với đồng ruộng.
Đình làng Mông Phụ được cho là xây dựng trên thế đất đầu rồng, ở vị trí cao nhất của làng, hai bên có hai giếng là hai mắt rồng, hai lối nước chảy là hai râu rồng, đuôi rồng vắt về phía xóm sải. Sân đình luôn sạch sẽ, được ví như “cái nong” khổng lồ để cho người trong làng phơi nông sản những ngày nắng. Hiện, đình làng Mông Phụ còn lưu giữ được 17 đạo sắc phong, kiệu bát cống, đồ thờ tự, hoành phi...
Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ là di tích được xây dựng từ thời vua Tự Đức. Thám hoa Giang Văn Minh là sứ thần Việt Nam được cử sang Trung Quốc thế kỷ 17. Trong nhà thờ còn lưu giữ một số di vật quý như câu đối, bia đá, lư hương, đỉnh đồng.
Làng cổ Đường Lâm hiện có 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ năm 1649 và vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay. Hầu hết các nhà cổ đều được xây dựng theo phong cách nhà 5 gian hay 7 gian với các vật liệu như gỗ xoan, tre nứa, gạch nung, gói đỏ, đá ong hay mùn cưa.
Khuôn viên các ngôi nhà đều rất rộng rãi, phân chia thành các khu: cổng có mái che, nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm… Những ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng của làng du khách có thể ghé thăm như: nhà ông Nguyễn Văn Hùng, nhà cổ của ông Hà Nguyên Huyến, nhà chị Dương Lan,...
Giếng cổ Đường Lâm nằm tại nhiều vị trí trong làng, chủ yếu tại các ngã ba. Cũng giống như đình làng, giếng nước cũng chính là linh hồn của nhiều làng quê Việt. Những chiếc giếng không quá sâu, được lát bằng gạch nung tạo thành miệng giếng trông rất độc đáo và chắc hẳn không phải nơi nào cũng có.
Đền thờ và Lăng Vua Ngô Quyền có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên bao bọc rất rộng rãi, bốn mùa phủ màu xanh bóng mát của các loài cây, hoa quý, tạo không gian thoáng mát, dễ chịu, hài hòa và linh thiêng. Ngoài viện tham quan di tích, du khách còn được hồi tưởng về những địa danh xung quanh gắn liền với công lao, thân thế, sự nghiệp của vua Ngô Quyền như: giếng Ngọc, vũng Hùm, đàn trời, bãi Xà mâu.
Đền Phùng Hưng được nhân dân trong làng lập nên để tôn thờ công lao to lớn của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Đây là một trong số những ngôi đền có quy mô lớn nhất, với lối kiến trúc độc đáo và kì lạ chưa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa của người Việt. Mặc dù đã được trùng tu và tái tạo lại, nhưng hiện đền vẫn giữ nguyên được nét cổ kính lịch sử thời xưa. Các hoa văn họa tiết trang trí trong đền vô cùng đặc biệt và độc đáo: hình đầu gà, bờ nóc…