Cách đây hơn 1.300 năm, đế chế Đông La Mã hay còn gọi Byzantine nổi tiếng với việc sử dụng lửa làm vũ khí sát thương cao khiến quân địch khiếp sợ. Trong số này, nổi tiếng là vũ khí có lên lửa Hy Lạp.Theo các nhà nghiên cứu, đế chế Đông La Mã sử dụng lửa Hy Lạp từ thế kỷ 7. Họ dùng vũ khí này để đầy lui các cuộc tấn công xâm lược của người Arab trong nhiều năm. Vũ khí này được quân đội Đông La Mã sử dụng hiệu quả trong các trận hải chiến, thiêu rụi các tàu thuyền của kẻ thù.Kallinikos - kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople của đế chế Đông La Mã được cho chính là "cha đẻ" của lửa Hy Lạp. Các sử liệu ghi chép về việc Kallinikos đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để tạo ra hỗn hợp chất lỏng nhằm tạo ra ngọn lửa dữ dội.Sau khi hoàn thành, Kallinikos trình công thức lên hoàng đế Đông La Mã. Theo đó, vũ khí hủy diệt này được sản xuất và sử dụng nhằm khiến các tàu thuyền của quân địch cháy rụi.Lửa Hy Lạp khiến kẻ thù khiếp sợ khi có khả năng cháy trong nước, tạo ra một tiếng gầm lớn, nhiều khói và có thể bám vào mọi bề mặt.Đáng sợ hơn nữa là lửa Hy Lạp rất khó dập tắt, thậm chí nếu dùng nước để dập lửa thì ngọn lửa càng bùng cháy dữ dội hơn.Các chuyên gia cho hay lửa Hy Lạp chỉ có thể được dập tắt bằng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu. Nhiều kẻ thù của đế chế Đông La Mã như các lực lượng Hồi giáo của Muhammad, người Arab... chịu thiệt hại lớn vì vũ khí này.Ngoài lửa Hy Lạp, đế chế Đông La Mã còn tạo ra Cheirosiphon - vũ khí được ví là phiên bản cổ của súng phun lửa ngày nay. Các tài liệu cổ xưa chỉ ra Cheirosiphon lần đầu tiên xuất hiện dưới thời hoàng đế Leo VI (886 - 912).Vũ khí Cheirosiphon được binh sĩ Đông La Mã sử dụng hiệu quả trong phòng thủ, đốt cháy các tháp vây được làm bằng gỗ của quân địch.Thêm nữa, người Đông La Mã còn dùng các lọ đất sét để chứa hỗn hợp lửa Hy Lạp rồi ném chúng về phía quân địch giống như lựu đạn. Nhờ vậy, lực lượng Đông La Mã khiến kẻ địch thương vong lớn.Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THĐT1.
Cách đây hơn 1.300 năm, đế chế Đông La Mã hay còn gọi Byzantine nổi tiếng với việc sử dụng lửa làm vũ khí sát thương cao khiến quân địch khiếp sợ. Trong số này, nổi tiếng là vũ khí có lên lửa Hy Lạp.
Theo các nhà nghiên cứu, đế chế Đông La Mã sử dụng lửa Hy Lạp từ thế kỷ 7. Họ dùng vũ khí này để đầy lui các cuộc tấn công xâm lược của người Arab trong nhiều năm. Vũ khí này được quân đội Đông La Mã sử dụng hiệu quả trong các trận hải chiến, thiêu rụi các tàu thuyền của kẻ thù.
Kallinikos - kiến trúc sư người Do Thái chạy trốn từ Syria đến kinh đô Constantinople của đế chế Đông La Mã được cho chính là "cha đẻ" của lửa Hy Lạp. Các sử liệu ghi chép về việc Kallinikos đã dành nhiều thời gian nghiên cứu để tạo ra hỗn hợp chất lỏng nhằm tạo ra ngọn lửa dữ dội.
Sau khi hoàn thành, Kallinikos trình công thức lên hoàng đế Đông La Mã. Theo đó, vũ khí hủy diệt này được sản xuất và sử dụng nhằm khiến các tàu thuyền của quân địch cháy rụi.
Lửa Hy Lạp khiến kẻ thù khiếp sợ khi có khả năng cháy trong nước, tạo ra một tiếng gầm lớn, nhiều khói và có thể bám vào mọi bề mặt.
Đáng sợ hơn nữa là lửa Hy Lạp rất khó dập tắt, thậm chí nếu dùng nước để dập lửa thì ngọn lửa càng bùng cháy dữ dội hơn.
Các chuyên gia cho hay lửa Hy Lạp chỉ có thể được dập tắt bằng một hỗn hợp kỳ lạ bao gồm giấm, cát và nước tiểu. Nhiều kẻ thù của đế chế Đông La Mã như các lực lượng Hồi giáo của Muhammad, người Arab... chịu thiệt hại lớn vì vũ khí này.
Ngoài lửa Hy Lạp, đế chế Đông La Mã còn tạo ra Cheirosiphon - vũ khí được ví là phiên bản cổ của súng phun lửa ngày nay. Các tài liệu cổ xưa chỉ ra Cheirosiphon lần đầu tiên xuất hiện dưới thời hoàng đế Leo VI (886 - 912).
Vũ khí Cheirosiphon được binh sĩ Đông La Mã sử dụng hiệu quả trong phòng thủ, đốt cháy các tháp vây được làm bằng gỗ của quân địch.
Thêm nữa, người Đông La Mã còn dùng các lọ đất sét để chứa hỗn hợp lửa Hy Lạp rồi ném chúng về phía quân địch giống như lựu đạn. Nhờ vậy, lực lượng Đông La Mã khiến kẻ địch thương vong lớn.
Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THĐT1.