Khác với các thanh kiếm thẳng thông thương, shotel là loại kiếm lưỡi hái cong độc đáo từng xuất hiện ở Ethiopia thời cổ đại. Vũ khí cổ đại có hình dáng lạ như vậy khiến đối phương gặp nhiều khó khăn khi chống đỡ, kể cả khi đã dùng khiên.Kiếm shotel được chế tạo sắc bén ở 2 lưỡi nên tăng khả năng sát thương khi giao chiến với kẻ địch.Khopesh còn được gọi là kiếm lưỡi hái nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại. Nó là vũ khí thời đồ đồng nên có trọng lượng khá nặng.Lưỡi kiếm Khopesh cong giống như lưỡi hái nhưng chỉ mặt ngoài được mài sắc, dùng để đâm và chém kẻ thù. Mặt trong của lưỡi kiếm đôi khi được chế tác với các đinh nhọn nhằm khiến kẻ thù bị rơi vào thế bất lợi hơn khi cận chiến.Atlatl là vũ khí dạng tên có từ thời kỳ đồ đá. Nó là tiền thân của cung sau này. Theo các nhà nghiên cứu, atlatl có thể phóng tên với vận tốc lên tới 160 km/h.Vũ khí Atlatl được chế tạo bao gồm một thanh gậy với tên gắn ở đầu. Dù có cấu tạo đơn giản nhưng atlatl có thể phóng với vận tốc cực lớn nhằm hạ gục kẻ thù hoặc con mồi. Atlatl được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của voi mammoth.Do quy định không được phép mang vũ khí bên người nên các thầy tu khổ hạnh Fakir của người Hồi giáo và Hindu đã tao ra "bảo bối" để bảo vệ bản thân là Madu hay còn gọi "sừng của Fakir". Nó thích hợp dùng để đâm, chọc đối phương khi bị tấn công.Madu chủ yếu được sử dụng chúng mục đích tự vệ. Tuy nhiên, một vài người cải tiến nó bằng cách thiết kế thêm mũi sắt ở tay cầm và dùng kèm với khiên để tăng hiệu quả.Sodegarami có nghĩa là “dây trói nô lệ” và là trang bị của lực lượng cảnh vệ ở Nhật Bản thời kỳ Edo. Vũ khí này gồm các thanh gậy có gai, thường được dùng để làm rối kimono của tội phạm.Lực lượng cảnh vệ sẽ luồn Sodegarami vào áo kimono, nhanh tay quay vũ khí để cuốn lớp vải và hạ gục tội phạm mà không khiến họ bị thương quá nặng. Thường một người sẽ tấn công từ phía trước và người còn lại "ra tay" từ phía sau. Theo đó, mục tiêu sẽ khó có thể thoát thân.Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.
Khác với các thanh kiếm thẳng thông thương, shotel là loại kiếm lưỡi hái cong độc đáo từng xuất hiện ở Ethiopia thời cổ đại. Vũ khí cổ đại có hình dáng lạ như vậy khiến đối phương gặp nhiều khó khăn khi chống đỡ, kể cả khi đã dùng khiên.
Kiếm shotel được chế tạo sắc bén ở 2 lưỡi nên tăng khả năng sát thương khi giao chiến với kẻ địch.
Khopesh còn được gọi là kiếm lưỡi hái nổi tiếng của người Ai Cập cổ đại. Nó là vũ khí thời đồ đồng nên có trọng lượng khá nặng.
Lưỡi kiếm Khopesh cong giống như lưỡi hái nhưng chỉ mặt ngoài được mài sắc, dùng để đâm và chém kẻ thù. Mặt trong của lưỡi kiếm đôi khi được chế tác với các đinh nhọn nhằm khiến kẻ thù bị rơi vào thế bất lợi hơn khi cận chiến.
Atlatl là vũ khí dạng tên có từ thời kỳ đồ đá. Nó là tiền thân của cung sau này. Theo các nhà nghiên cứu, atlatl có thể phóng tên với vận tốc lên tới 160 km/h.
Vũ khí Atlatl được chế tạo bao gồm một thanh gậy với tên gắn ở đầu. Dù có cấu tạo đơn giản nhưng atlatl có thể phóng với vận tốc cực lớn nhằm hạ gục kẻ thù hoặc con mồi. Atlatl được cho là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của voi mammoth.
Do quy định không được phép mang vũ khí bên người nên các thầy tu khổ hạnh Fakir của người Hồi giáo và Hindu đã tao ra "bảo bối" để bảo vệ bản thân là Madu hay còn gọi "sừng của Fakir". Nó thích hợp dùng để đâm, chọc đối phương khi bị tấn công.
Madu chủ yếu được sử dụng chúng mục đích tự vệ. Tuy nhiên, một vài người cải tiến nó bằng cách thiết kế thêm mũi sắt ở tay cầm và dùng kèm với khiên để tăng hiệu quả.
Sodegarami có nghĩa là “dây trói nô lệ” và là trang bị của lực lượng cảnh vệ ở Nhật Bản thời kỳ Edo. Vũ khí này gồm các thanh gậy có gai, thường được dùng để làm rối kimono của tội phạm.
Lực lượng cảnh vệ sẽ luồn Sodegarami vào áo kimono, nhanh tay quay vũ khí để cuốn lớp vải và hạ gục tội phạm mà không khiến họ bị thương quá nặng. Thường một người sẽ tấn công từ phía trước và người còn lại "ra tay" từ phía sau. Theo đó, mục tiêu sẽ khó có thể thoát thân.
Mời độc giả xem video: TP. HCM: Phá đường dây mua bán vũ khí qua mạng. Nguồn: THDT.