Trong suốt nhiều năm qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã cố gắng giải mã quy trình ướp xác của Ai Cập cổ đại. Theo đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu xác ướp một người đàn ông trẻ tuổi có tên là Herakleides - người qua đời ở Ai Cập vào thế kỷ 1 nhằm tìm hiểu bí mật về thuật ướp xác của người xưa.Herakleides được các chuyên gia xác định qua đời khi khoảng 20 tuổi. Sau khi qua đời, người đàn ông này được ướp xác để bảo quản thi hài khi sang thế giới bên kia.Thông thường, trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại, mọi cơ quan nội tạng trong cơ thể người quá cố sẽ bị loại bỏ, trừ tim. Tuy nhiên, trong trường hợp xác ướp Herakleides, trái tim lại được lấy ra trong khi lá phổi được giữ nguyên trong cơ thể.Kế đến, những người thợ ướp xác phủ đầy muối lên thi thể Herakleides và phơi trong khoảng 40 ngày cho đến khi không còn ẩm. Sau đó, người ta xoa dầu thơm và nhựa cây lên thi thể.Những lớp nhựa dày được sử dụng để dán những tấm vải lanh quấn quanh thi thể người quá cố.Về sau, xác ướp được đặt trên một tấm ván gỗ và quấn thêm nhiều vải bọc xung quanh. Một chiếc túi nhỏ có ý nghĩa tôn giáo đối với người Ai Cập được đặt lên ngực của người chết.Xác ướp một con cò quăng - loài chim lội nước có chiếc mỏ khoằm thuôn dài được đặt lên bụng Herakleides. Đối với người Ai Cập, xác ướp cò quăng có nghĩa như một món đồ dùng để tạ ơn các vị thần. Tuy nhiên, trong trường hợp của Herakleides, cò quăng được ướp xác và chôn cất cùng được đánh giá là vô cùng khác thường và hiếm gặp.Hình chân dung của Herakleides được đặt lên mặt. Sau cùng, một tấm vải lanh lớn được bọc cẩn thận quanh xác ướp. Tấm vải liệm được sơn màu đỏ hiếm gặp.Nhiều biểu tượng của người Ai Cập mang ý nghĩa bảo vệ và tái sinh được vẽ ở mặt ngoài tấm vải bằng nhiều loại màu khác nhau. Thêm nữa, tên của Herakleides được người xưa viết bằng tiếng Hy Lạp ở bàn chân.Nhờ quy trình ướp xác vô cùng công phu như trên, thi hài của Herakleides còn đến ngày nay.
Trong suốt nhiều năm qua, giới chuyên gia, nhà khoa học đã cố gắng giải mã quy trình ướp xác của Ai Cập cổ đại. Theo đó, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu xác ướp một người đàn ông trẻ tuổi có tên là Herakleides - người qua đời ở Ai Cập vào thế kỷ 1 nhằm tìm hiểu bí mật về thuật ướp xác của người xưa.
Herakleides được các chuyên gia xác định qua đời khi khoảng 20 tuổi. Sau khi qua đời, người đàn ông này được ướp xác để bảo quản thi hài khi sang thế giới bên kia.
Thông thường, trong quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại, mọi cơ quan nội tạng trong cơ thể người quá cố sẽ bị loại bỏ, trừ tim. Tuy nhiên, trong trường hợp xác ướp Herakleides, trái tim lại được lấy ra trong khi lá phổi được giữ nguyên trong cơ thể.
Kế đến, những người thợ ướp xác phủ đầy muối lên thi thể Herakleides và phơi trong khoảng 40 ngày cho đến khi không còn ẩm. Sau đó, người ta xoa dầu thơm và nhựa cây lên thi thể.
Những lớp nhựa dày được sử dụng để dán những tấm vải lanh quấn quanh thi thể người quá cố.
Về sau, xác ướp được đặt trên một tấm ván gỗ và quấn thêm nhiều vải bọc xung quanh. Một chiếc túi nhỏ có ý nghĩa tôn giáo đối với người Ai Cập được đặt lên ngực của người chết.
Xác ướp một con cò quăng - loài chim lội nước có chiếc mỏ khoằm thuôn dài được đặt lên bụng Herakleides. Đối với người Ai Cập, xác ướp cò quăng có nghĩa như một món đồ dùng để tạ ơn các vị thần. Tuy nhiên, trong trường hợp của Herakleides, cò quăng được ướp xác và chôn cất cùng được đánh giá là vô cùng khác thường và hiếm gặp.
Hình chân dung của Herakleides được đặt lên mặt. Sau cùng, một tấm vải lanh lớn được bọc cẩn thận quanh xác ướp. Tấm vải liệm được sơn màu đỏ hiếm gặp.
Nhiều biểu tượng của người Ai Cập mang ý nghĩa bảo vệ và tái sinh được vẽ ở mặt ngoài tấm vải bằng nhiều loại màu khác nhau. Thêm nữa, tên của Herakleides được người xưa viết bằng tiếng Hy Lạp ở bàn chân.
Nhờ quy trình ướp xác vô cùng công phu như trên, thi hài của Herakleides còn đến ngày nay.