Đây là một trong nhiều mẫu thực vật hóa than được thu thập ở bể than Quảng Ninh, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Tọa lạc ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam, bể than Quảng Ninh là bể than lớn bậc nhất Đông Nam Á.Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, trong trầm tích chứa than của bể than khổng lồ này, người ta đã tìm thấy vô số vết in lá và các thân cây hóa đá hoặc hóa than.Các vết tích này phản ánh một giai đoạn lịch sử xa xưa của vỏ Trái đất tại khu vực ngày nay là một phần lãnh thổ Việt Nam.Theo tài liệu của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội, chỉ trong khoảng 30 triệu năm của thời gian Trias muộn (cách đây 228-203 triệu năm) thực vật đã phát triển hưng thịnh ở nhiều nơi trên thế giới và tạo nên một hệ thực vật được gọi là hệ thực vật T3 Nori- Ret.Ở Việt Nam, hệ thực vật này đã tồn tại và sinh sống trong môi trường cổ xưa vô cùng thích hợp để hình thành một rừng cây khổng lồ, trải qua quá trình hình thành trầm tích đặc biệt đã tạo nên bể than Quảng Ninh.Các vết in lá ở bể than này cho phép xác định các phân loại khác nhau của cổ thực vật thời Trias xa xưa theo phân loại hình thái và cho phép suy đoán về hệ sinh thái mà thực vật đã tồn tại trong hơn 200 triệu năm về trước.Theo đó, hai nhóm thực vật thống trị trong tập hợp hóa thạch của hệ thực vật Hòn Gai là Tuế và Dương xỉ. Đây là những ngành đặc trưng cho thực vật thuộc rừng cây thường xanh vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.Một số mẫu hóa thạch ở bể than Quảng Ninh là tập hợp các thảm lá dày thể hiện cho sự rụng lá của cây phát triển theo mùa.Có thể thấy một cách rõ ràng rằng tập hợp thực vật Trias muộn Nori-Ret của vùng Hòn Gai thuộc Quảng Ninh cho chúng ta biết chúng đã sống trong vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều.Điều này phù hợp với các nghiên cứu kiến tạo mảng khi khôi phục lại vị trí của Việt Nam trong giai đoạn đó, thuộc về vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu...
Đây là một trong nhiều mẫu thực vật hóa than được thu thập ở bể than Quảng Ninh, nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội. Tọa lạc ở khu vực duyên hải Đông Bắc Việt Nam, bể than Quảng Ninh là bể than lớn bậc nhất Đông Nam Á.
Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, trong trầm tích chứa than của bể than khổng lồ này, người ta đã tìm thấy vô số vết in lá và các thân cây hóa đá hoặc hóa than.
Các vết tích này phản ánh một giai đoạn lịch sử xa xưa của vỏ Trái đất tại khu vực ngày nay là một phần lãnh thổ Việt Nam.
Theo tài liệu của Bảo tàng Hóa thạch Hà Nội, chỉ trong khoảng 30 triệu năm của thời gian Trias muộn (cách đây 228-203 triệu năm) thực vật đã phát triển hưng thịnh ở nhiều nơi trên thế giới và tạo nên một hệ thực vật được gọi là hệ thực vật T3 Nori- Ret.
Ở Việt Nam, hệ thực vật này đã tồn tại và sinh sống trong môi trường cổ xưa vô cùng thích hợp để hình thành một rừng cây khổng lồ, trải qua quá trình hình thành trầm tích đặc biệt đã tạo nên bể than Quảng Ninh.
Các vết in lá ở bể than này cho phép xác định các phân loại khác nhau của cổ thực vật thời Trias xa xưa theo phân loại hình thái và cho phép suy đoán về hệ sinh thái mà thực vật đã tồn tại trong hơn 200 triệu năm về trước.
Theo đó, hai nhóm thực vật thống trị trong tập hợp hóa thạch của hệ thực vật Hòn Gai là Tuế và Dương xỉ. Đây là những ngành đặc trưng cho thực vật thuộc rừng cây thường xanh vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Một số mẫu hóa thạch ở bể than Quảng Ninh là tập hợp các thảm lá dày thể hiện cho sự rụng lá của cây phát triển theo mùa.
Có thể thấy một cách rõ ràng rằng tập hợp thực vật Trias muộn Nori-Ret của vùng Hòn Gai thuộc Quảng Ninh cho chúng ta biết chúng đã sống trong vùng nhiệt đới – cận nhiệt đới, nóng, ẩm, mưa nhiều.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu kiến tạo mảng khi khôi phục lại vị trí của Việt Nam trong giai đoạn đó, thuộc về vùng nhiệt đới của Bắc bán cầu...