Nằm ở phía trước Nhà hát lớn, Quảng trường Cách mạng tháng Tám (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô.Lịch sử của quảng trường này gắn liền với Nhà hát lớn, công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng quy mô nhỏ hợn. Nhà hát nhìn ra một quảng trường khá rộng, được gọi là Quảng trường Nhà hát lớn.Sau khi hình thành, Quảng trường Nhà hát lớn đã trở thành một không gian công cộng quan trọng của Hà Nội, nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị lớn, với sự tham gia của nhiều tầng lớp quần chúng.Sự kiện trọng đại nhất diễn ra trên quảng trường diễn ra ngày 19/8/1945, gắn với cuộc cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam sau một thời kỳ dài nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.Ngược dòng lịch sử, cả đêm 18/8/1945, ở Hà Nội hầu như không có ai ngủ. Các tầng lớp quần chúng nhân dân khẩn trương chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ cho cuộc biểu tình lớn do Việt Minh tổ chức, dự kiến diễn ra ngày hôm sau.Rạng sáng ngày 19/8, từng đoàn người rầm rập từ các cửa ô tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát Lớn trong khí thế cách mạng hừng hực. Họ cầm cờ, biểu ngữ, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu: “Toàn dân Việt Nam vùng lên! Vùng lên!”, “Thề đem xương máu quyết chiến đấu! Chiến đấu!”.Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra ở quảng trường. Từ lễ đài trước Nhà hát lớn, đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!Sau tuyên bố đó, cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn đã biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang giành chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước. Ngày 19/8 đi vào lịch sử như ngày cuộc Cách mạng Tháng tám bùng nổ.Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ của mình trong nửa thế kỷ, cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào thập niên 1990.Sau hơn một thế kỷ, Quảng trường Nhà hát lớn - Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn là địa danh giữ một giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước của Hà Nội..Là một trong những không gian đô thị hấp dẫn nhất Hà Nội, xung quanh quảng trường có nhiều vườn hoa và các công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Khách sạn Hillton...Mỗi khi tháng tám đến, như cơn gió mát lành, âm hưởng của mùa thu lịch sử năm 1945 lại lan tỏa khắp quảng trường, hòa vào nhịp sống vừa sôi động, vừa mang những nét sâu lắng đặc thù của của một thủ đô đã trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian...
Mời quý độc giả xem video: Vì sao 2/9 được chọn là Quốc khánh? Nguồn: VTC1.
Nằm ở phía trước Nhà hát lớn, Quảng trường Cách mạng tháng Tám (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Thủ đô.
Lịch sử của quảng trường này gắn liền với Nhà hát lớn, công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng quy mô nhỏ hợn. Nhà hát nhìn ra một quảng trường khá rộng, được gọi là Quảng trường Nhà hát lớn.
Sau khi hình thành, Quảng trường Nhà hát lớn đã trở thành một không gian công cộng quan trọng của Hà Nội, nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, chính trị lớn, với sự tham gia của nhiều tầng lớp quần chúng.
Sự kiện trọng đại nhất diễn ra trên quảng trường diễn ra ngày 19/8/1945, gắn với cuộc cách mạng giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam sau một thời kỳ dài nằm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp.
Ngược dòng lịch sử, cả đêm 18/8/1945, ở Hà Nội hầu như không có ai ngủ. Các tầng lớp quần chúng nhân dân khẩn trương chuẩn bị cờ, băng rôn, biểu ngữ cho cuộc biểu tình lớn do Việt Minh tổ chức, dự kiến diễn ra ngày hôm sau.
Rạng sáng ngày 19/8, từng đoàn người rầm rập từ các cửa ô tiến thẳng về Quảng trường Nhà hát Lớn trong khí thế cách mạng hừng hực. Họ cầm cờ, biểu ngữ, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu: “Toàn dân Việt Nam vùng lên! Vùng lên!”, “Thề đem xương máu quyết chiến đấu! Chiến đấu!”.
Khoảng 10 giờ rưỡi, cuộc mít tinh lớn chưa từng có của quần chúng cách mạng được sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, của Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu Hà Nội đã diễn ra ở quảng trường. Từ lễ đài trước Nhà hát lớn, đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa!
Sau tuyên bố đó, cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn đã biến thành cuộc biểu dương lực lượng và hoạt động vũ trang giành chính quyền, mở đầu cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước. Ngày 19/8 đi vào lịch sử như ngày cuộc Cách mạng Tháng tám bùng nổ.
Sau sự kiện trọng đại ấy, Quảng trường Nhà hát lớn vẫn giữ nguyên tên gọi cũ của mình trong nửa thế kỷ, cho đến khi chính thức mang tên là Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vào thập niên 1990.
Sau hơn một thế kỷ, Quảng trường Nhà hát lớn - Quảng trường Cách mạng Tháng Tám vẫn là địa danh giữ một giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và kiến trúc, là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước của Hà Nội..
Là một trong những không gian đô thị hấp dẫn nhất Hà Nội, xung quanh quảng trường có nhiều vườn hoa và các công trình kiến trúc đẹp như Nhà hát lớn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Khách sạn Hillton...
Mỗi khi tháng tám đến, như cơn gió mát lành, âm hưởng của mùa thu lịch sử năm 1945 lại lan tỏa khắp quảng trường, hòa vào nhịp sống vừa sôi động, vừa mang những nét sâu lắng đặc thù của của một thủ đô đã trải qua nhiều thăng trầm cùng thời gian...
Mời quý độc giả xem video: Vì sao 2/9 được chọn là Quốc khánh? Nguồn: VTC1.