Đảo Guam là hòn đảo lớn nhất ở vị trí cực Nam của Quần đảo Mariana ở miền tây Thái Bình Dương. Đây là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Mỹ. Ảnh: ABC News.Ngược dòng lịch sử, từ 6.000 năm trước, người Chamorros đã định cư trên hòn đảo này. Cho đến hết thế kỷ 15, tộc người này vẫn là chủ nhân của Guam. Ảnh: Pinterest.Người phương Tây lần đầu tiên biết đến đảo Guam vào năm 1521, khi nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phát hiện ra hòn đảo trong chuyến đi vòng quanh thế giới theo lệnh Vua Tây Ban Nha. Ảnh: Reference.Năm 1565, tướng Miguel López de Legazpi nhân danh vua Tây Ban Nha đã đến Guam và tuyên bố chủ quyền. Người Tây Ban Nha đặt nền cai trị thuộc địa Guam từ năm 1668 khi linh mục San Vitores sang Guam phổ biến đạo Công giáo. Ảnh: Historic Clothing.Trong thời gian non 200 năm (1668-1815), đảo Guam là trạm dừng chân quan trọng trên chặng hải hành của thương thuyền Tây Ban Nha từ Mexico sang Philippines. Ảnh: Guampedia.Sau thất bại trong cuộc chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương, Tây Ban Nha đã nhượng đứt Philippines và Guam cho Hoa Kỳ năm 1898. Từ đó Mỹ dùng đảo Guam làm trạm tiếp tế cho tàu chiến hải quân khi vượt đại dương đi lại sang Philippines. Ảnh: The Columbia University War Memorial.Khi Thế chiến II bùng nổ, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã chiếm Guam ngày 8/12/1941 và thiết lập bộ máy cai trị ở nơi đây. Ảnh: Guampedia.Ngày 21/7/1944, Mỹ mở cuộc tái chiếm Guam. Sau các cuộc chiến ác liệt, người Nhật từ bỏ hòn đảo vào đầu tháng 8. Sau đó, hòn đảo được dùng làm căn cứ quân sự cho các chiến dịch của quân Đồng minh. Ảnh: Quite Continental.Sau chiến tranh, Mỹ thông qua Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập. Đây là cơ chế pháp lý cai trị Guam, thiết lập guồng máy hành chính và trao quyền công dân Mỹ cho cư dân Guam. Về cơ bản, tình trạng pháp lý này được duy trì cho đến nay. Ảnh: Expedia.
Đảo Guam là hòn đảo lớn nhất ở vị trí cực Nam của Quần đảo Mariana ở miền tây Thái Bình Dương. Đây là một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa hợp nhất của Mỹ. Ảnh: ABC News.
Ngược dòng lịch sử, từ 6.000 năm trước, người Chamorros đã định cư trên hòn đảo này. Cho đến hết thế kỷ 15, tộc người này vẫn là chủ nhân của Guam. Ảnh: Pinterest.
Người phương Tây lần đầu tiên biết đến đảo Guam vào năm 1521, khi nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan phát hiện ra hòn đảo trong chuyến đi vòng quanh thế giới theo lệnh Vua Tây Ban Nha. Ảnh: Reference.
Năm 1565, tướng Miguel López de Legazpi nhân danh vua Tây Ban Nha đã đến Guam và tuyên bố chủ quyền. Người Tây Ban Nha đặt nền cai trị thuộc địa Guam từ năm 1668 khi linh mục San Vitores sang Guam phổ biến đạo Công giáo. Ảnh: Historic Clothing.
Trong thời gian non 200 năm (1668-1815), đảo Guam là trạm dừng chân quan trọng trên chặng hải hành của thương thuyền Tây Ban Nha từ Mexico sang Philippines. Ảnh: Guampedia.
Sau thất bại trong cuộc chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương, Tây Ban Nha đã nhượng đứt Philippines và Guam cho Hoa Kỳ năm 1898. Từ đó Mỹ dùng đảo Guam làm trạm tiếp tế cho tàu chiến hải quân khi vượt đại dương đi lại sang Philippines. Ảnh: The Columbia University War Memorial.
Khi Thế chiến II bùng nổ, quân đội Đế quốc Nhật Bản đã chiếm Guam ngày 8/12/1941 và thiết lập bộ máy cai trị ở nơi đây. Ảnh: Guampedia.
Ngày 21/7/1944, Mỹ mở cuộc tái chiếm Guam. Sau các cuộc chiến ác liệt, người Nhật từ bỏ hòn đảo vào đầu tháng 8. Sau đó, hòn đảo được dùng làm căn cứ quân sự cho các chiến dịch của quân Đồng minh. Ảnh: Quite Continental.
Sau chiến tranh, Mỹ thông qua Đạo luật Tổ chức Guam năm 1950 nhằm thiết lập Guam như một lãnh thổ có tổ chức nhưng chưa sát nhập. Đây là cơ chế pháp lý cai trị Guam, thiết lập guồng máy hành chính và trao quyền công dân Mỹ cho cư dân Guam. Về cơ bản, tình trạng pháp lý này được duy trì cho đến nay. Ảnh: Expedia.